Chuyên viên pháp chế là ai? Chuyên viên pháp chế làm công việc gì?
Chuyên viên pháp chế là ai? Chuyên viên pháp chế coa vai trò gì trong doanh nghiệp? Chuyên viên pháp chế làm công việc gì trong doanh nghiệp?
Chuyên viên pháp chế là ai?
Chuyên viên pháp chế (hay chuyên viên pháp lý) được biết đến là những người được đào tạo chuyên môn về pháp lý ở một số khu vực pháp lý nhất định, chịu trách nhiệm về các công việc hành chính, điều hành pháp lý trong bộ phận pháp chế của công ty, doanh nghiệp.
Họ là người đại diện pháp luật của công ty, doanh nghiệp, có vai trò xử lý, hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục có liên quan đến vấn đề pháp lý.
Hiểu một cách đơn giản thì chuyên viên pháp lý là người hỗ trợ, xử lý các vấn đề có liên quan đến pháp luật của công ty, doanh nghiệp theo đúng quy định. Đảm bảo sự phát triển ổn định, mạnh mẽ, thuận lợi, tránh các trường hợp kiện tụng trong quá trình hoạt động, hợp tác.
Chuyên viên pháp chế là ai? Chuyên viên pháp chế làm công việc gì? (Hình từ Internet)
Chuyên viên pháp chế có vai trò gì?
Chuyên viên pháp chế là người có vai trò quan trọng trong các hoạt động của công ty. Họ góp mặt trong tất cả các hoạt động và nắm bắt được mọi rất nhiều thông tin về doanh nghiệp từ hệ thống quản lý đến vận hành.
Khi doanh nghiệp ký kết bất kỳ hợp đồng kinh doanh nào đó, Chuyên viên pháp chế sẽ là người tiến hành tìm hiểu kỹ lưỡng về đối tác, các vấn đề pháp lý xoay quanh hợp đồng lao động. Từ đó, giúp việc ký hợp đồng có thể diễn ra một cách thuận lợi, giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp.
Nhờ có Chuyên viên pháp chế, mọi giấy tờ, tài liệu liên quan đến công ty, doanh nghiệp như thủ tục pháp lý, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền... đều được lo liệu kỹ lưỡng. Ngoài ra, chuyên viên pháp lý còn phụ trách hỗ trợ, tư vấn cho các cấp quản lý. Điều này sẽ đảm bảo tính hợp pháp trong các hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.
Chuyên viên pháp chế làm công việc gì?
Dưới đây là những công việc cơ bản đối với một Chuyên viên pháp chế:
(1) Phụ trách và chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý của công ty, doanh nghiệp
Chuyên viên pháp lý cần phụ trách, chịu trách nhiệm đối với các vấn đề có liên quan đến pháp lý của công ty, doanh nghiệp trong phạm vi công việc được giao; tham mưu, hỗ trợ tư vấn kịp thời, chính xác cho cấp trên về những vấn đề pháp lý khác nhau.
Chuyên viên pháp lý chịu trách nhiệm về việc kiểm tra tính pháp lý, mức độ hợp pháp của mọi giao dịch kinh doanh trong công ty, doanh nghiệp. Chuẩn bị các hồ sơ pháp lý của công ty, doanh nghiệp
(2) Xây dựng, kiểm tra và quản lý chính sách nội bộ của công ty, doanh nghiệp
- Đề xuất và xây dựng các chính sách quản lý nội bộ cũng như giám sát việc triển khai, thực hiện chính sách của các thành viên trong công ty, doanh nghiệp, xây dựng chiến lược phòng vệ có giá trị.
- Kiểm tra các chính sách nội bộ để đảm bảo rằng các chính sách hiện đang được ban hành và thực hiện trong công ty, doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp với quy định trong pháp luật hiện hành.
- Nghiên cứu, đánh giá những yếu tố rủi ro có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến các quyết định, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp...
(3) Quản lý các vấn đề về pháp lý với các đối tượng bên ngoài công ty, doanh nghiệp
Liên hệ, thực hiện giao dịch với các đối tượng nằm ngoài công ty, doanh nghiệp, nhằm đảm bảo giải quyết tốt các công việc do cấp trên của công ty, doanh nghiệp yêu cầu.
Tham gia các hoạt động tố tụng được phân công từ cấp trên, nhằm mục tiêu đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công ty, doanh nghiệp.
Đại diện công ty, doanh nghiệp thực hiện việc đàm phán, trao đổi với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, gồm: các cơ quan chính quyền, tư vấn viên pháp luật ngoài doanh nghiệp,... để xây dựng lòng tin, mối quan hệ tốt. Sau đó, tiến hành xử lý các vấn đề mang tính phức tạp với các bên liên quan.
(4) Soạn thảo hợp đồng, tài liệu pháp lý của công ty, doanh nghiệp
Chuyên viên pháp chế sẽ tham gia vào việc soạn thảo các tài liệu, văn bản pháp lý và các hợp đồng, thỏa thuận để đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của công ty, doanh nghiệp.
Chuyên viên pháp chế chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các văn bản, hợp đồng pháp lý mà công ty, doanh nghiệp ban hành, ký kết, tính hợp pháp của những giao dịch mà công ty, doanh nghiệp thực hiện.
Chịu trách nhiệm chuẩn bị những hồ sơ pháp lý cần thiết của công ty, doanh nghiệp. Thực hiện kiểm tra, bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện các tài liệu, văn bản giao dịch, các hồ sơ pháp lý nhằm đảm bảo mọi hoạt động đều được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
(5) Nghiên cứu những quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động của công ty, doanh nghiệp
Đảm nhận vai trò nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực mà công ty, doanh nghiệp đang hoạt động. Đồng thời giải thích cho các nhân sự trong công ty, doanh nghiệp để đảm bảo mọi quy trình hoạt động, thủ tục của công ty, doanh nghiệp đều hợp pháp.
Bên cạnh đó, chuyên viên pháp lý cần chịu trách nhiệm quản lý các hồ sơ, văn bản pháp lý cũng như giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh của công ty, doanh nghiệp.
(6) Cập nhật các quy định, bổ sung mới về pháp luật hiện hành
Cập nhật, nghiên cứu các kiến thức pháp luật mới nhất liên quan đến lĩnh vực mà công ty, doanh nghiệp đang hoạt động một cách thường xuyên, kịp thời cho các cấp quản lý
Tags:
Chuyên viên pháp chế pháp chế Chuyên viên pháp chế có vai trò gì Chuyên viên pháp chế làm công việc gì pháp chế làm công việc gì-
Học gì để trở thành chuyên viên pháp chế?
Cập nhật 3 tháng trước -
Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch pháp chế viên từ ngày 02/7/2024?
Cập nhật 6 tháng trước -
Chuyên viên về pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập là chức danh gì? Yêu cầu về trình độ?
Cập nhật 12 tháng trước -
Tổng quan về Chuyên viên pháp lý và Chuyên viên pháp chế
Cập nhật 3 tháng trước -
Tiêu chuẩn để làm công tác pháp chế? Sinh viên Luật cần làm gì để trở thành chuyên viên pháp chế?
Cập nhật 1 năm trước -
Mức lương vị trí Chuyên viên pháp chế doanh nghiệp
Cập nhật 3 tháng trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước