Hãy chào đón nhân viên mới với một tâm thế sẵn sàng
Hầu hết trong chúng ta ai cũng từng một vài lần là “người mới” ở một tổ chức, doanh nghiệp nào đó. Cảm giác là “người mới” là một cảm giác rất đặc biệt, một chút lo lắng, một chút hồi hộp pha lẫn với sự háo hức của một môi trường mới là tâm lý thường thấy của “người mới". Với những cảm xúc có thể chi phối hành vi đó, việc giúp cho “người mới” hòa nhập và tránh những hệ lụy tiêu cực cũng là một nhiệm vụ không hề đơn giản với nhà tuyển dụng. Chúng ta phải chào đón người mới như thế nào? Những vấn đề nào mà công ty có thể gặp phải?
1. Phải thông báo cho phòng/ban có nhân viên mới để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng
Những người cùng “team” sẽ là những người mà nhân viên mới thường xuyên tiếp xúc nhất. Chính vì vậy, thái độ và cách đón tiếp của những người này được xme là quan trọng hàng đầu. Bất cứ ai khi đi làm đều mong muốn có một môi trường làm việc thân thiện, có thể không quá cần sự nhiệt tình nhưng tối thiểu là mọi người sẽ hỗ trợ nhau trong phạm vi công việc, còn trong đời sống hằng ngày có thể giao lưu với nhau được thì là điều tốt, còn không thì cũng không phải là vấn đề lớn khi đi làm. Thực tế, không ít người đi làm chỉ để hoàn thành công việc, trách nhiệm và đổi lại là kiến thức, kinh nghiệm và thu nhập, họ không đặt nặng những vấn đề quan hệ, giao tiếp ngoài phạm vi công việc với đồng nghiệp của mình.
Chính vì vậy, việc thông báo trước cho team có nhân viên mới để mỗi người có một thái độ đúng mực là điều quan trọng, và chính bản thân từng cá nhân trong team cũng phải ý thức được đó cũng là trách nhiệm của mình đối với team, với công việc chung. Tránh trường hợp “dằn mặt”, “ma cũ bắt nạt ma mới”… dễ gây tâm lý khó chịu và có thể gây chán nản cho nhân viên mới vào.
2. Nên nêu ra những định hướng, kỳ vọng của công ty đối với nhân viên mới
Khi tuyển dụng một vị trí nào đó, cho dù đó là tuyển mới hay tuyển thay thế vị trí người cũ đã ra đi, thì công ty đều có một kỳ vọng nhất định đối với người được tuyển.
Và công ty nên đặt kỳ vọng với nhân sự mới từ ngày đầu họ đi làm, để nhân sự mới biết rằng vai trò của họ là gì, vị trí của họ công ty như thế nào, công ty kỳ vọng gì ở họ. Điều đó giúp nhân viên định hình được bản thân, có động lực để làm việc và có một quyết tâm sắt đá hơn khi thực hiện trách nhiệm công việc của mình.
Hãy chào đón nhân viên mới với một tâm thế sẵn sàng (Hình từ internet)
3. Giới thiệu để nhân viên mới hiểu về văn hóa của công ty
Công sở như là một xã hội thu nhỏ, mỗi xã hội thì sẽ có những tập quán khác nhau, văn hóa khác nhau. Và với người mới, thì việc làm quen với văn hóa công ty mà không được định hướng trước thật sự là một bài toán khó.
Những vấn đề thuộc văn hóa công ty nhân viên có thể tự nhận thức và rút ra thông qua cuộc sống, sinh hoạt, công việc hằng ngày, tuy nhiên để tránh mất thời gian với những sự bỡ ngỡ, công ty nên giới thiệu trước cho nhân viên mới để họ hình dung ra bức tranh toàn cảnh của văn hóa doanh nghiệp để họ có một tâm lý, thái độ thích hợp.
4. Nội quy, bộ máy công ty là thứ nhân viên mới cần đào tạo trước nhất
Với một nhân viên khi đi làm, kỹ năng, hiệu quả công việc có lẽ là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhà quản lý. Tuy nhiên với một nhân viên mới thì không phải vậy. Việc cần làm trước nhất là phải đào tạo về nội quy công ty cho họ. Khi hiểu về nội quy công ty thì nhân viên mới mới bắt nhịp được đời sống của công ty, và phần nào rút ngắn thời gian thích ứng của họ với vị trí họ làm việc. Và điều này gián tiếp đem hiệu ứng tích cực lên năng suất làm việc, hiệu quả công việc của nhân sự mới.
Bên cạnh nội quy công ty thì tổ chức bộ máy công ty cũng là điều cần phải giới thiệu quả cho bất kì nhân viên mới nào, ở bộ phận nào được rõ. Điều này giúp nhân sự mới hình dung ra cách vận hành của công ty, vai trò trách nhiệm của từng bộ phận trong bộ máy công ty giúp sự thích ứng của họ nhanh mà thuận tiện hơn.
-
10 Tips nhỏ chốn văn phòng giúp bạn trở nên tinh tế hơn
Cập nhật 3 năm trước -
Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp tốt
Cập nhật 2 năm trước -
Kỹ năng văn phòng: 05 sai lầm khiến bạn khó hòa nhập trong môi trường công sở
Cập nhật 3 năm trước -
Top 05 câu nói dối kinh điển của đồng nghiệp
Cập nhật 3 năm trước -
Muốn sống “khỏe” ở chốn công sở đừng phạm 04 sai lầm sau
Cập nhật 3 năm trước -
04 Lý do khiến bạn luôn thất bại khi mở rộng mối quan hệ
Cập nhật 3 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước