Đề xuất Thẩm phán Tòa án nhân dân phải từ 28 tuổi trở lên?
Theo Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân có đề xuất Thẩm phán Tòa án nhân dân phải từ 28 tuổi trở lên đúng không? Có phải sẽ thêm những việc Thẩm phán Tòa án nhân dân không được phép làm? Ngạch Thẩm phán Tòa án giảm từ 4 còn 2? câu hỏi của chị H (Nha Trang).
Đề xuất Thẩm phán Tòa án nhân dân phải từ 28 tuổi trở lên?
Tiêu chuẩn của Thẩm phán Tòa án nhân được quy định tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể như sau
Tiêu chuẩn Thẩm phán
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Dẫn chiếu đến Điều 95 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) quy định về tiêu chuẩn của Thẩm phán Tòa án, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn Thẩm phán (sửa đổi, bổ sung Điều 67
LTCTAND)
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm
khiết và trung thực.
2. Có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.
3. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
4. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
5. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
6. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao
Như vậy, so với quy định hiện hành, Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) có thêm quy định về tuổi của Thẩm phán, cụ thể Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp phải từ 28 tuổi trở lên.
Đề xuất Thẩm phán Tòa án nhân dân phải từ 28 tuổi trở lên? (Hình từ Internet)
Đề xuất ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân giảm từ 4 ngạch xuống 2 ngạch?
Các ngạch của Thẩm phán Tòa án nhân được quy định tại Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Các ngạch Thẩm phán
1. Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Thẩm phán cao cấp;
c) Thẩm phán trung cấp;
d) Thẩm phán sơ cấp.
2. Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.
5. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
6. Số lượng Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp và tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Đối chiếu với quy định về ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 91 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), như sau:
Điều 91. Ngạch, bậc của Thẩm phán Tòa án nhân dân (sửa đổi, bổ sung Điều 66 LTCTAND 2014)
1. Ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Thẩm phán.
2. Bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
a) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giữ bậc cao nhất trong ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm 02 bậc, từ bậc 01 đến bậc 02;
c) Thẩm phán gồm có 09 bậc, từ bậc 01 đến bậc 09.
Như vậy, Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) chỉ giữ lại ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, còn với 03 ngạch thẩm phán cao cấp, thẩm phán trung cấp, thẩm phán sơ cấp. thì được gộp thành ngạch thẩm phán.
Đề xuất thêm quy định về việc Thẩm phán Tòa án nhân dân không được làm?
Những việc Thẩm phán không được làm (sửa đổi, bổ sung) được quy định tại Điều 104 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) như sau:
Điều 104. Những việc Thẩm phán không được làm (sửa đổi, bổ sung
Điều 77 LTCTAND 2014)
1. Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
2. Vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán.
3. Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác
làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của
pháp luật.
4. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh
hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.
5. Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không
vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
6. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong
vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.
7. Lạm dụng, lợi dụng quyền lực; sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn,
phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng
khác và người tiến hành tố tụng.
8. Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng
khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực.
9. Không được làm luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, trọng tài
viên, hòa giải viên, trợ giúp viên pháp lý; tư vấn pháp lý cho pháp nhân
thương mại; góp vốn vào Công ty luật, Văn phòng luật sư, Văn phòng công chứng, Văn phòng thừa phát lại, Trung tâm trọng tài.
Như vậy, theo quy định tại dự thảo thì những việc Thẩm phán Tòa án nhân dân không được làm được bổ sung thêm khoản 7, 8 và 9 và có sửa đổi tại khoản 6 (thêm bị can)
-
Bổ sung quy định về bậc của Thẩm phán Tòa án nhân dân?
Cập nhật 1 năm trước -
Mức lương của Chánh án Tòa án nhân dân, mức lương của Thẩm phán và mức lương Thư ký Tòa án nhân dân hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 1 năm trước -
Điều kiện để được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo từng cấp được quy định như thế nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân năm 2023
Cập nhật 1 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước