Để trở thành thanh tra viên thì cần ít nhất mấy năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra? Có tính thời gian tập sự không?
Cho tôi hỏi: Với ngạch thanh tra thì cần ít nhất bao nhiêu năm kinh nghiệm để trở thành thanh tra viên và thời gian tập sự có được tính vào số năm kinh nghiệm để xét bổ nhiệm thanh tra viên hay không? câu hỏi của anh Tú (Hà Nội).
Xét chuyển ngạch thanh tra viên được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về việc bổ nhiệm ngạch thanh tra như sau:
Bổ nhiệm các ngạch thanh tra theo thủ tục chuyển ngạch
1. Công chức đang công tác trong cơ quan thanh tra nhà nước, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra và các điều 6, 7 và 8 của Nghị định này thì được xét chuyển ngạch để bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra, cụ thể như sau:
a) Trường hợp là chuyên viên hoặc chức danh tương đương thì xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên;
b) Trường hợp là chuyên viên chính hoặc chức danh tương đương thì xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính;
c) Trường hợp là chuyên viên cao cấp hoặc chức danh tương đương thì xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp.
...
Theo đó, công chức đang công tác trong cơ quan thanh tra nhà nước, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ thì được xét chuyển ngạch để bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra, cụ thể như sau:
- Trường hợp là chuyên viên hoặc chức danh tương đương thì xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên;
- Trường hợp là chuyên viên chính hoặc chức danh tương đương thì xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính;
- Trường hợp là chuyên viên cao cấp hoặc chức danh tương đương thì xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp.
Để trở thành thanh tra viên thì cần ít nhất mấy năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra? (Hình từ Internet)
Để trở thành thanh tra viên thì cần ít nhất mấy năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra? Có tính thời gian tập sự không?
Theo khoản 1 Điều 32Luật Thanh tra 2010 quy định về tiêu chuẩn chung đối với thanh tra viên như sau:
Tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên
1. Thanh tra viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
b) Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;
c) Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;
d) Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.
...
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về yêu cầu trình độ, thâm niên công tác đối với cán bộ công chức như sau:
Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên
...
4. Yêu cầu trình độ, thâm niên công tác:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác;
b) Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên;
c) Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên;
d) Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức. Đối với công chức công tác tại các địa phương ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phục vụ trực tiếp cho công tác thì được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra nơi công chức đó công tác xác nhận;
đ) Sử dụng thành thạo tin học văn phòng hoặc có chứng chỉ tin học văn phòng;
e) Có thời gian ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước thì phải có thời gian ít nhất 05 năm giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra viên.
Như vậy, để trở thành thanh tra viên thì cần có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.
Cũng theo quy định này thì thời gian tập sự không được tính vào số năm kinh nghiệm để xét bổ nhiệm thanh tra viên.
Hồ sơ bổ nhiệm thanh tra viên bao gồm những tài liệu gì?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 12Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về hồ sơ bổ nhiệm thanh tra viên như sau:
Bổ nhiệm các ngạch thanh tra theo thủ tục chuyển ngạch
...
3. Hồ sơ đề nghị Hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra gồm:
a) Văn bản nhận xét quá trình công tác của công chức và đề nghị của cơ quan quản lý trực tiếp công chức;
b) Bản khai kết quả công tác thanh tra; Bản sao các văn bằng, chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc được cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng công chức xác nhận;
c) Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C-BNV/2008 (Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nội vụ về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức) có xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng công chức.
4. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên, ngạch thanh tra viên chính gồm:
a) Hồ sơ cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Biên bản họp Hội đồng xét chuyển ngạch;
c) Văn bản của Hội đồng xét chuyển ngạch đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên, ngạch thanh tra viên chính theo thẩm quyền.
...
Đối chiếu với quy định này thì hồ sơ đề nghị bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên bao gồm những tài liệu sau:
- Hồ sơ cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 12Nghị định 97/2011/NĐ-CP;
- Biên bản họp Hội đồng xét chuyển ngạch;
- Văn bản của Hội đồng xét chuyển ngạch đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên, ngạch thanh tra viên chính theo thẩm quyền.
Tags:
thanh tra viên ngạch thanh tra tiêu chuẩn chung thanh tra ngạch thanh tra viên thời gian tập sự cơ quan thanh tra-
Năm 2023, Thanh tra viên được xét nâng ngạch khi đáp ứng những điều kiện gì?
Cập nhật 1 năm trước -
Trường hợp Thanh tra viên nghỉ hưu có cần làm thủ tục miễn nhiệm hay không?
Cập nhật 1 năm trước -
Thanh tra viên có phải nộp lại trang phục thanh tra khi bị miễn nhiệm không?
Cập nhật 1 năm trước -
Thanh tra viên có được tiến hành thanh tra độc lập mà không cần thành lập Đoàn thanh tra không?
Cập nhật 1 năm trước -
Để được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp cần bao nhiêu năm hoạt động công tác thanh tra?
Cập nhật 1 năm trước -
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề áp dụng với những đối tượng nào thuộc ngành Thanh tra?
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước