Thanh tra viên có được tiến hành thanh tra độc lập mà không cần thành lập Đoàn thanh tra không?
Cho hỏi: Thanh tra viên có được tiến hành thanh tra độc lập mà không cần thành lập Đoàn thanh tra không? Nếu thanh tra độc lập thì thời hạn thanh tra cho mỗi đối tượng là bao nhiêu ngày? câu hỏi của chị Hân (Gia Lai).
Thanh tra viên có được tiến hành thanh tra độc lập mà không cần thành lập Đoàn thanh tra không?
Tại Điều 29 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Phân công Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập
Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở căn cứ vào kế hoạch thanh tra phân công Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập. Quyết định phân công bao gồm các nội dung sau:
1. Họ, tên, chức danh, số hiệu thẻ của Thanh tra viên hoặc của công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập.
2. Phạm vi, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;
3. Thời gian tiến hành thanh tra.
Từ quy định này có thể kết luận trong một số trường hợp, Thanh tra viên có thể tiến hành hoạt động thanh tra một cách độc lập mà không cần thành lập Đoàn thanh tra.
Ngoài ra tại Điều 14 Nghị định 07/2012/NĐ-CP và Điều 15 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành đột xuất như sau:
Điều 14. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch
1. Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
2. Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
Điều 15. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành đột xuất
1. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc phòng, chống tham nhũng hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở.
2. Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất để báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở thì quyết định thanh tra đột xuất được gửi để báo cáo Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở.
3. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra.
Thanh tra viên có được tiến hành thanh tra độc lập mà không cần thành lập Đoàn thanh tra không? (Hình từ Innternet)
Thời gian tiến hành thanh tra độc lập là bao nhiêu ngày?
Tại Điều 30 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập
Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra. Trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở gia hạn thời gian thanh tra nhưng thời gian gia hạn không được vượt quá 05 ngày làm việc.
Chiếu theo quy định này thì thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra.
Trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở gia hạn thời gian thanh tra nhưng thời gian gia hạn không được vượt quá 05 ngày làm việc.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra viên khi thực hiện thanh tra độc lập được quy định ra sao?
Tại Điều 31 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập
1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở.
2. Xuất trình văn bản phân công nhiệm vụ, thẻ thanh tra viên hoặc thẻ công chức khi tiến hành thanh tra.
3. Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.
4. Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra xem xét, xử lý.
6. Lập biên bản làm việc với đối tượng thanh tra khi kết thúc thanh tra.
7. Báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Như vậy, trong hoạt động thanh tra chuyên ngành độc lập, Thanh tra viên có 07 nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở.
- Xuất trình văn bản phân công nhiệm vụ, thẻ thanh tra viên hoặc thẻ công chức khi tiến hành thanh tra.
- Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.
- Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra xem xét, xử lý.
- Lập biên bản làm việc với đối tượng thanh tra khi kết thúc thanh tra.
- Báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Ngoài ra tại Điều 32 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành độc lập như sau:
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành độc lập
Khi kết thúc thanh tra, Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành phải báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra bằng văn bản về kết quả thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo phải nêu rõ nội dung, kết quả thanh tra, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, biện pháp đã kiến nghị xử lý (nếu có) và phải lưu hồ sơ thanh tra.
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước