Để được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp cần bao nhiêu năm hoạt động công tác thanh tra?
Hiện nay, cần bao nhiêu năm hoạt động công tác thanh tra để được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp? Ngạch thanh tra viên cao cấp do ai bổ nhiệm? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Xuân ở Bình Dương.
Muốn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp cần bao nhiêu năm hoạt động công tác thanh tra?
Tại Điều 41 Luật Thanh tra 2022, tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp được xác định như sau:
“Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp
1. Đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 39 của Luật này.
2. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên cao cấp và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
3. Có thời gian giữ ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm.
4. Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ thanh tra viên chính lên thanh tra viên cao cấp hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.”
Theo đó, tại khoản 3 Điều 41 nêu trên thì để được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp cần có 06 năm giữ ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương.
Về ngạch thanh tra viên chính, căn cứ khoản 3 Điều 40 Luật Thanh tra 2022 quy định như sau:
“Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính
...
3. Có thời gian giữ ngạch thanh tra viên hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm.”
Bên cạnh đó, thời gian tiêu chuẩn được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên được quy định tại khoản 5 Điều 39 Luật Thanh tra 2022 như sau:
“Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên
...
5. Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra không kể thời gian tập sự hoặc có ít nhất 05 năm công tác trở lên đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra.”
Do đó, từ những nội dung được quy định ở trên thì thời gian được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp tối thiểu được tính như sau:
Như vậy, người muốn trở thành thanh tra viên cao cấp cần có tối thiểu 17 năm làm công tác thanh tra.
Ngạch thanh tra viên cao cấp do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 97/2011/NĐ-CP, thẩm quyền bổ nhiệm ngạch thanh tra chính như sau:
“Thẩm quyền bổ nhiệm các ngạch thanh tra
...
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, bổ nhiệm công chức vào ngạch thanh tra viên cao cấp; Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, bổ nhiệm sỹ quan Công an nhân dân, sỹ quan Quân đội nhân dân vào ngạch thanh tra viên cao cấp.
Quyết định bổ nhiệm Thanh tra viên cao cấp thuộc Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải gửi cho Thanh tra Chính phủ để theo dõi, tổng hợp.”
Như vậy, việc bổ nhiệm ngạch thanh tra viên cao cấp được xác định như sau:
- Đối với công chức: Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, bổ nhiệm;
- Đối với sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân: Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, bổ nhiệm.
Ngạch thanh tra viên cao cấp trong hoạt động thanh tra có chức trách như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 97/2011/NĐ-CP, chức trách, nhiệm vụ của thanh tra viên cao cấp được quy định như sau:
“Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên cao cấp
1. Chức trách:
Thanh tra viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước. Thanh tra viên cao cấp được giao trực tiếp chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
...”
Như vậy, thanh tra viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước.
Thanh tra viên cao cấp được giao trực tiếp chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
Lưu ý: Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Tags:
thanh tra viên ngạch thanh tra viên cao cấp ngạch thanh tra viên thanh tra viên cao cấp bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp thanh tra Thanh tra Chính phủ Nguyễn Anh Hương Thảo-
Năm 2023, Thanh tra viên được xét nâng ngạch khi đáp ứng những điều kiện gì?
Cập nhật 1 năm trước -
Trường hợp Thanh tra viên nghỉ hưu có cần làm thủ tục miễn nhiệm hay không?
Cập nhật 1 năm trước -
Thanh tra viên có phải nộp lại trang phục thanh tra khi bị miễn nhiệm không?
Cập nhật 1 năm trước -
Thanh tra viên có được tiến hành thanh tra độc lập mà không cần thành lập Đoàn thanh tra không?
Cập nhật 1 năm trước -
Để trở thành thanh tra viên thì cần ít nhất mấy năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra? Có tính thời gian tập sự không?
Cập nhật 1 năm trước -
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề áp dụng với những đối tượng nào thuộc ngành Thanh tra?
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước