Chấp hành viên là gì? Điều kiện để trở thành Chấp hành viên

(có 3 đánh giá)

Chấp hành viên là ngành nghề mà các bạn tốt nghiệp Cử nhân Luật có thể đảm nhận nếu đáp ứng đủ các yêu cầu được pháp luật quy định. Vậy Chấp hành viên là gì và điều kiện để có thể trở thành một Chấp hành viên.

Chấp hành viên là gì?

Điều 17 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định:

Chấp hành viên là ngạch công chức ngành tư pháp. Người được Nhà nước giao trách nhiệm tổ chức thi hành các bản án, quyết định về dân sự của tòa án Việt Nam và bản án, quyết định về dân sự của Tòa án nước ngoài đã được tòa án Việt Nam công nhận.

Công việc chính của một chấp hành viên

  • Thi hành các bản án, vụ việc được phân công,đảm bảo lợi ích của nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và thực hiện nghiêm chỉnh đạo đức.
  • Triệu tập đương sự, những người có liên quan để thi hành án.
  • Quyết định biện pháp áp dụng đảm bảo thi hành án
  • Yêu cầu cơ quan công an tạm giữ người chống lại thi  hành án
  • Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án
  • Được sử dụng công cụ hỗ trợ khi thực hiện thi hành công vụ
  • Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của thủ trưởng

Điều kiện để trở thành Chấp hành viên

Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định các điều kiện để trở thành Chấp hành viên.

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.

Công việc của Chấp hành viên

Công việc của Chấp hành viên (HÌnh từ Internet)

Chấp hành viên được phân thành 03 cấp bậc rõ ràng:

Chấp hành viên sơ cấp

  • Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
  • Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
  • Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.

Chấp hành viên trung cấp

  • Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
  • Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.

Chấp hành viên cao cấp

  • Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
  • Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.

Ngoài ra

Người có đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật, là sỹ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trong quân đội.

Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên chuyển công tác đến cơ quan thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm ở ngạch tương đương mà không qua thi tuyển.

Bổ nhiệm và thi tuyển Chấp hành viên

Bổ nhiệm Chấp hành viên

Việc bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên phải qua kỳ thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại Điều 48 Nghị định 74/2009/NĐ-CP

Bộ Tư pháp tổ chức thi tuyển Chấp hành viên các cơ quan thi hành án dân sự địa phương; Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức thi tuyển Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu. Nội dung và hình thức thi tuyển Chấp hành viên thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành tiêu chuẩn ngạch Chấp hành viên sơ cấp, ngạch Chấp hành viên trung cấp và ngạch Chấp hành viên cao cấp sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Điều kiện tham dự thi tuyển Chấp hành viên

Có đủ tiêu chuẩn của ngạch Chấp hành viên quy định tại Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008

Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đáng bị xem xét xử lý kỷ luật nhưng chưa có kết luận và quyết định cuối cùng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

(có 3 đánh giá)
Theo Quỳnh Ny
7.299