Trách nhiệm của Chấp hành viên khi theo dõi việc thi hành án hành chính được quy định như thế nào?
Tôi có thắc mắc là trong quá trình giám sát việc thi hành án hành chính, Chấp hành viên có những trách nhiệm gì? Hồ sơ theo dõi thi hành án hành chính bao gồm những nội dung nào? câu hỏi của anh Hoàng (Huế).
Cơ quan thi hành án dân sự khi tiếp nhận bản án, quyết định hành chính từ Tòa án cần tiến hành các hoạt động gì?
Theo khoản 1 Điều 14Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định về tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án, theo dõi việc thi hành án hành chính, quyết định buộc thi hành án hành chính như sau:
Tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án, theo dõi việc thi hành án hành chính, quyết định buộc thi hành án hành chính
1. Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm có trách nhiệm tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính do Tòa án gửi.
Khi tiếp nhận bản án, quyết định, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra, vào sổ nhận bản án, quyết định. Sổ nhận bản án, quyết định phải ghi rõ số thứ tự; ngày, tháng, năm nhận bản án, quyết định; số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định và tên Tòa án ra bản án, quyết định; tên, địa chỉ của đương sự và tài liệu khác có liên quan. Việc giao, nhận trực tiếp bản án, quyết định phải có chữ ký của hai bên; trường hợp nhận được bản án, quyết định và tài liệu có liên quan bằng dịch vụ bưu chính thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án đã gửi biết.
...
Chiếu theo quy định này thì khi tiếp nhận bản án, quyết định hành chính từ Tòa án thì cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp có trách nhiệm phải kiểm tra, vào sổ nhận bản án, quyết định. Sổ nhận bản án, quyết định phải ghi rõ:
+ Số thứ tự; ngày, tháng, năm nhận bản án, quyết định;
+ Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định và tên Tòa án ra bản án, quyết định;
+ Tên, địa chỉ của đương sự và tài liệu khác có liên quan.\
Việc giao, nhận trực tiếp bản án, quyết định phải có chữ ký của hai bên; trường hợp nhận được bản án, quyết định và tài liệu có liên quan bằng dịch vụ bưu chính thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án đã gửi biết.
Trách nhiệm của Chấp hành viên khi theo dõi việc thi hành án hành chính được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Chấp hành viên khi theo dõi việc thi hành án hành chính được quy định như thế nào?
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 14Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định về tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án, theo dõi việc thi hành án hành chính, quyết định buộc thi hành án hành chính như sau:
Tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án, theo dõi việc thi hành án hành chính, quyết định buộc thi hành án hành chính
...
2. Khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự phân công Chấp hành viên thực hiện theo dõi việc thi hành án hành chính.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm ra văn bản thông báo về việc tự nguyện thi hành án gửi người phải thi hành án. Nội dung thông báo nêu rõ thời hạn tự nguyện, trách nhiệm tổ chức thi hành án, việc xử lý trách nhiệm nếu không chấp hành án.
Đối với bản án, quyết định của Tòa án quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều 311 Luật tố tụng hành chính thì phải ra ngay thông báo về việc tự nguyện thi hành án.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính, Chấp hành viên được phân công theo dõi việc thi hành án phải làm việc với người phải thi hành án để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án. Nội dung làm việc phải được lập thành biên bản.
...
Theo đó, khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự phân công Chấp hành viên thực hiện theo dõi việc thi hành án hành chính.
Cũng theo quy định này, trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính, Chấp hành viên được phân công theo dõi việc thi hành án phải làm việc với người phải thi hành án để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án. Nội dung làm việc phải được lập thành biên bản.
Hồ sơ theo dõi thi hành án hành chính của Chấp hành viên bao gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 71/2016/NĐ-CP về tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án, theo dõi việc thi hành án hành chính, quyết định buộc thi hành án hành chính như sau:
Tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án, theo dõi việc thi hành án hành chính, quyết định buộc thi hành án hành chính
...
7. Chấp hành viên được phân công có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi thi hành án hành chính; cập nhật và bổ sung đầy đủ các tài liệu vào hồ sơ vụ việc. Hồ sơ gồm:
a) Bản án, quyết định của Tòa án;
b) Văn bản thông báo về việc tự nguyện thi hành án;
c) Thông báo kết quả thi hành án hành chính;
d) Quyết định buộc thi hành án hành chính, nếu có;
đ) Các văn bản chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án, nếu có;
e) Quyết định xử lý trách nhiệm do chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án, nếu có;
g) Các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ thi hành án hành chính phải thể hiện toàn bộ quá trình theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Đối chiếu với quy định này thì hồ sơ theo dõi thi hành án hành chính của Chấp hành viên bao gồm:
- Bản án, quyết định của Tòa án;
- Văn bản thông báo về việc tự nguyện thi hành án;
- Thông báo kết quả thi hành án hành chính;
- Quyết định buộc thi hành án hành chính, nếu có;
- Các văn bản chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án, nếu có;
- Quyết định xử lý trách nhiệm do chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án, nếu có;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Lưu ý: Hồ sơ thi hành án hành chính phải thể hiện toàn bộ quá trình theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
-
Tiêu chuẩn để trở thành Chấp hành viên thi hành án dân sự được quy định thế nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên thi hành án dân sự trong trường hợp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Để trở thành Chấp hành viên án dân sự cần có thời gian công tác pháp luật tối thiểu bao nhiêu năm?
Cập nhật 1 năm trước -
Để được bổ nhiệm Chấp hành viên cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? Chuẩn mực đạo đức của Chấp hành viên thế nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Chấp hành viên làm mất Thẻ Chấp hành viên thì phải báo cáo ai để làm lại?
Cập nhật 1 năm trước -
Thẻ Chấp hành viên thể hiện những nội dung gì ngay trên thẻ? Cơ quan nào thực hiện việc in Thẻ Chấp hành viên?
Cập nhật 1 năm trước
-
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 6 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 5 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 5 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 5 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 5 ngày trước -
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 5 ngày trước
-
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 5 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 5 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 5 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 5 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 11 ngày trước