Chấp hành viên do ai bổ nhiệm? Và thực hiện nhiệm vụ, có quyền hạn như thế nào?
Cho anh hỏi, Chấp hành viên do ai bổ nhiệm? Để được bổ nhiệm làm Chấp hành viên các ngạch cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Chấp hành viên thực hiện những nhiệm vụ gì và có quyền hạn như thế nào? Câu hỏi của anh Tân (Lâm Đồng)
Chấp hành viên do ai bổ nhiệm?
Căn cứ Điều 17 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
“Chấp hành viên
1. Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật này. Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp.
2. Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thi tuyển, bổ nhiệm Chấp hành viên.”
Theo quy định trên thì chấp hành viên được hiểu là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định.
Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp.
Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.
Chấp hành viên do ai bổ nhiệm? Và thực hiện nhiệm vụ, có quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Để được bổ nhiệm làm Chấp hành viên các ngạch cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
“Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên
1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
c) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
3. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
4. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
...”
Như vậy, có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên khi đáp ứng các tiêu chuẩn sau: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(1) Để được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp cần có đủ tiêu chuẩn trên và có đủ các điều kiện sau:
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
- Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
(2) Để được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp cần có đủ tiêu chuẩn trên và có đủ các điều kiện sau:
- Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
Người có đủ tiêu chuẩn được quy định trên và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:
- Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
Chấp hành viên thực hiện những nhiệm vụ gì và có quyền hạn như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
“Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
1. Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
2. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
3. Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
6. Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
7. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
8. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
9. Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
10. Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.”
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Chấp hành viện được quy định cụ thể trên.
Tags:
Chấp hành viên Bộ Tư pháp Chấp hành viên sơ cấp Chấp hành viên trung cấp bổ nhiệm làm Chấp hành viên-
Tiêu chuẩn để trở thành Chấp hành viên thi hành án dân sự được quy định thế nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên thi hành án dân sự trong trường hợp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Để trở thành Chấp hành viên án dân sự cần có thời gian công tác pháp luật tối thiểu bao nhiêu năm?
Cập nhật 1 năm trước -
Trách nhiệm của Chấp hành viên khi theo dõi việc thi hành án hành chính được quy định như thế nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Để được bổ nhiệm Chấp hành viên cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? Chuẩn mực đạo đức của Chấp hành viên thế nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Chấp hành viên làm mất Thẻ Chấp hành viên thì phải báo cáo ai để làm lại?
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước