Bảo vệ vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức là người tố cáo
Mới đây Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 03/2020/TT-BNV quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo về vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức. Thông tư này có hiệu lực từ 05/09/2020.
Tại điều 06 Thông tư 03/2020/TT-BNV quy định rõ về biện pháp bảo vệ cụ thể như sau:
1. Biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Tố cáo. 2. Không thực hiện việc điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm, phân công công việc khác đối với người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ, trừ các trường hợp sau: a) Thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Chương V Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; b) Được sự đồng ý của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức; c) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. 3. Không xử lý kỷ luật người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ, trừ trường hợp người đó có hành vi vi phạm không liên quan đến lĩnh vực tố cáo. |
Theo như quy định trên thì cán bộ, công chức, viên chức tố cáo sẽ được bảo vệ vị trí công tác bằng nhiều biện pháp và sẽ không bị xử lý kỷ luật trong thời gian bảo vệ trừ trường hợp người đó có hành vi vi phạm không liên quan đến lĩnh vực tố cáo.
Việc bảo vệ cho những người đấu tranh tiêu cực là hoàn toàn hợp lý để tránh tình trạng quan liêu tham nhũng. Từ lâu có những điều tiêu cực luôn xảy ra xung quanh ta song bên cạnh đó vì sợ cảnh bị “trù dập” nên rất nhiều người không lên tiếng để bảo vệ “chén cơm” bảo vệ vị trí công tác của mình.
Nay thông tư ban hành đã quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn về trách nhiệm cũng như là quyền lợi của người tố cáo. Nghĩa là vừa khuyến khích được người tố cáo dám đứng lên đấu tranh với điều tiêu cực trong cơ quan tổ chức và bên cạnh đó cũng xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tố cáo để gây mất đoàn kết nội bộ ảnh hưởng xấu đến uy tín danh dự cơ quan tổ chức đang công tác.
Những chuyện như luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác của người tố cáo để che đậy những sự thật quan liêu gây bức xúc sẽ không còn xảy ra nữa. Với quy định mới ban hành người dân sẽ yên tâm hơn trên con đường đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực nơi mình công tác.
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 8 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước