Bạn vẫn có cơ hội trúng tuyển mặc dù chưa đáp ứng đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng

Tình trạng làm trái ngành hiện nay không còn quá xa lạ đối với sinh viên mới ra trường. Theo thống kê, có khoảng 60% sinh viên tốt nghiệp phải làm trái ngành. Vì vậy, việc ứng tuyển một công việc mà bản thân không hoàn toàn “khớp” với yêu cầu là chuyện bình thường. Vậy làm cách nào để lọt vào mắt xanh các nhà tuyển dụng mặc dù bạn không đáp ứng đủ các yêu cầu họ đặt ra?

Nhà tuyển dụng rất khó kiếm tìm được một ứng viên hoàn hảo

Ai trong số chúng ta ít nhiều khi lướt qua các trang web tìm việc làm đều ít nhiều dừng ở một công việc khá hấp dẫn và thích thú tuy nhiên lại bị chùng chân trước phần mô tả công việc vì cho rằng bản thân không đủ khả năng để đáp ứng đủ các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đề ra. Chính tâm lý sợ sệt đó đã khiến không ít người ngậm ngùi chia tay với công việc mình thích và chờ đợi thời cơ không bao giờ đến lần hai.

Bảng mô tả công việc được nhà tuyển dụng dùng chỉ thể hiện mong muốn tìm kiếm một ứng viên hoàn hảo cho vị trí đó nhưng thực tế cho thấy mỗi ứng viên là một màu sắc khác nhau nên khái niệm đáp ứng đúng, đủ chắc chắn không bao giờ xảy ra như mong muốn nhà tuyển dụng. Vậy nên đừng vì một trang mô tả công việc hoành tráng vượt quá sức mà mất đi sự tự tin của bản thân.

Nghiên cứu thật kỹ chi tiết công việc – đánh giá khả năng bản thân đối với công việc

Phần mô tả công việc chính là phần liệt kê các nhiệm vụ cần phải hoàn thành khi đảm nhận vị trí đó. Đặc điểm chung của các vị trí tuyển dụng đều phân chia thành hai yêu cầu đó là yêu cầu tiên quyết và yêu cầu có thể đào tạo. Các yêu cầu đặc điểm tiên quyết như là bằng cấp, khối ngành ứng tuyển,.. các yêu cầu có thể đào tạo như là kỹ năng, kinh nghiệm,… Đừng vội nản lòng trước một công việc yêu cầu kinh nghiệm 01 trở lên mà bạn không đáp ứng nên bỏ cuộc. Bạn cứ nộp hồ sơ thông qua thái độ, kiến thức khả năng giao tiếp nhà tuyển dụng sẽ là người quyết định bạn có phù hợp với vị trí mà họ đang cần hay không.

Công việc nào cũng có một bảng mô tả cụ thể các việc cần làm nên hãy tự đặt bản thân mình lên bàn cân so sánh. Bạn học Luật nhưng có năng khiếu viết lách, chụp ảnh hay có kiến thức photoshop thì việc làm trái ngành như viết content, digital marketing là điều dễ dàng chấp nhận được, học kinh tế nhưng có khả năng hoạt ngôn, giọng nói truyền cảm mạch lạc thì vị trí chăm sóc khách hàng dĩ nhiên rất phù hợp với bạn. Vậy nên kiến thức là một chuyện nhưng khả năng bản thân có được cũng chính là vũ khí lợi hại để “tán đổ” các nhà tuyển dụng.

Làm trái ngành tuy không có bằng cấp đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng tuy nhiên lại có kinh nghiệm thực tập hay học việc hoặc thậm chí là đã làm ở một vị trí tương đương của công ty khác cũng làm nhà tuyển dụng chú ý đến hồ sơ của bạn bởi vì giữa ứng viên với nhiều năm kinh nghiệm nhưng không học các chuyên ngành phù hợp và ứng viên chưa có có kinh nghiệm nhưng lại có chuyên ngành phù hợp, các nhà tuyển dụng thường sẽ ưu tiên với yếu tố kinh nghiệm nhiều hơn.

Thể hiện những điều nhà tuyển dụng cần chứng đừng thể hiện những thứ ta có

Tạo hồ sơ công việc (CV) khác nhau cho từng công việc cụ thể. Thay vì cách viết CV truyền thống thể hiện hết những gì bản thân có thì hãy tập trung tạo dựng CV riêng cho từng vị trí công việc khác nhau và ở đó chỉ tập trung những gì mình có thể làm được qua những yêu cầu của họ.

Tập trung làm nổi bật khả năng hoàn thành các nhiệm vụ được nêu trong phần mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra. Việc ứng tuyển các vị trí công việc cơ bản giống như một cuộc mua bán. Họ muốn mua bánh mì bạn không thể tư vấn “tôi thấy phở ngon hơn” hãy chỉ “bán” những thứ họ cần chứ đừng bán những điều bạn có đó là nguyên tắt bất thành văn.

Thái độ mới là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm đối với ứng viên

Người giỏi chưa chắc đã là người phù hợp nhất, quan điểm của các doanh nghiệp công ty thường là họ sẽ thuê người phù hợp chứ không thuê người giỏi nhất. Bởi vì giỏi có thể đào tạo được còn để tìm được người phù hợp tính cách, công việc hay văn hóa công ty quả thật rất khó tìm. Hãy thể hiện mình là chính mình nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc điều đó.

Việc tìm được “công việc trong mơ” thật sự cũng có thể nằm trong khả năng của bạn. Với một số “thủ thuật” nêu trên mong rằng bạn tự tin ứng tuyển vào các vị trí mà mình mong muốn.

Theo Quỳnh Ny
2.639