8 cách rèn luyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Cho tôi hỏi có những cách nào rèn luyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp để tôi có thể giao tiếp một cách tự tin, khéo léo và thu hút sự chú ý của người khác? - Như Quỳnh (Đồng Nai)
- 1. Kỹ năng giao tiếp là gì?
- 2. Các cách rèn luyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
- (1) Biết cách lắng nghe:
- (2) Tạo được sự thân thiện:
- (3) Tạo được sự đồng cảm:
- (4) Thể hiện sự tôn trọng với quan điểm của đối phương:
- (5) Sẵn sàng đối mặt với nỗi sợ giao tiếp:
- (6) Chuẩn bị trước nội dung cho những buổi hẹn quan trọng:
- (7) Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ "phản chiếu":
- (8) Tránh một số lỗi thường gặp trong giao tiếp:
1. Kỹ năng giao tiếp là gì?
Kỹ năng giao tiếp được hiểu là kỹ năng mềm thể hiện được khả năng lắng nghe, truyền đạt thông tin, cách ứng xử và sự tương tác lẫn nhau nhằm đạt được mục đích của cuộc nói chuyện.
Ưu điểm của người có kỹ năng giao tiếp là sẽ mở rộng được nhiều mối quan hệ trong công việc và cuộc sống, bởi những gì họ nói có sức ảnh hưởng lớn tới những người xung quanh. Hiện nay phần lớn các nhà quản lý cấp cao đều có khả năng giao tiếp cực kì tốt.
8 cách rèn luyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả (Hình từ Internet)
2. Các cách rèn luyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
(1) Biết cách lắng nghe:
Một trong những nguyên tắc vàng quan trọng của giao tiếp là "người nói phải có người nghe". Lắng nghe là một vũ khí để tạo nên hiệu quả của cuộc trò chuyện. Khi bạn thực sự lắng nghe người khác nói, bạn không những tiếp nhận được những thông tin hữu ích mà còn thể hiện được sự tôn trọng đối với người đối diện. Để thể hiện điều này, bạn chỉ cần biểu lộ qua nét mặt hoặc cái gật đầu để thể hiện mình đang quan tâm những gì đối phương đang nói.
Tuy nhiên, bạn không nên chỉ lắng nghe một cách thụ động. Trong giao tiếp, bạn hãy là một người lắng nghe tích cực, theo dõi cuộc trò chuyện và có những lời góp ý để không khí trở nên thoải mái hơn. Ví dụ như việc bạn hỏi bạn vấn đề mà bạn chưa rõ trong cuộc trò chuyện đó là một cách ghi điểm trong mắt đối phương. Trường hợp này thể hiện rằng bạn đang rất chăm chú và tập trung vào cuộc trò chuyện, vì vậy người được hỏi sẽ sẵn sàng giải thích cho bạn với một thái độ vô cùng thoải mái để tạo nên sự tương tác. Bạn hãy thử làm điều này nhé!
(2) Tạo được sự thân thiện:
Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn. Bạn hãy cứ truyền đạt những gì bạn muốn bằng sự chân thành, đừng quá cứng rắn và khô khan bởi vì chân thành thì luôn lấy được niềm tin của mọi người.
Để tạo được sự thân thiện, bạn hãy nhớ luôn nở một nụ cười tỏa nắng nhé! Ông cha ta đã có câu “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, vì vậy việc bạn luôn giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, tự tin cùng với một nụ cười rạng rỡ chính là điểm mấu chốt làm nên thành công khi giao tiếp.
(3) Tạo được sự đồng cảm:
Trong giao tiếp, bạn phải biết đặt bản thân vào vị trí của người khác để suy nghĩ, cảm nhận, từ đó mới có thể thấu hiểu được lý do và hành động của đối phương. Khi bản thân bạn cảm thấy đồng cảm với câu chuyện của đối phương thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã học được cách lắng nghe và thấu hiểu người khác rồi đó.
(4) Thể hiện sự tôn trọng với quan điểm của đối phương:
Mỗi một cá thể trên thế giới này sẽ luôn có những quan điểm, tư duy khác nhau về những sự việc, vấn đề xảy ra. Vì vậy, bạn cần học cách chủ động lắng nghe quan điểm của đối phương và không áp đặt họ phải có suy nghĩ giống mình. Việc bạn cởi mở tư duy trong giao tiếp, tôn trọng những quan điểm của người đối diện thể hiện được bạn là người biết thấu hiểu, tôn trọng với người khác. Khi học được cách tôn trọng thì bạn cũng đã tránh khỏi những cuộc chiến tranh lạnh, cãi vã không đáng có.
(5) Sẵn sàng đối mặt với nỗi sợ giao tiếp:
Những người ít nói, hướng nội thường có một nỗi sợ vô hình với việc giao tiếp. Ngay cả khi chưa thực sự nói chuyện, chỉ cần nghĩ đến là trong đầu họ đã cảm nhận được nỗi sợ rồi. Trường hợp này bạn cần đối diện với chính bản thân mình để tìm ra vấn đề và sẵn sàng đối diện với nó. Khi đã sẵn sàng, bạn có thể thực hiện các bước tiếp theo là luyện giọng nói rõ ràng, rành mạch và một phong thái tự tin trong cuộc trò chuyện.
Ở bất kì hoàn cảnh nào thì sự tự tin khi giao tiếp đều giúp bạn vượt qua được những vấn đề khó khăn. Để tự tin hơn trong việc thể hiện quan điểm của mình thì bạn phải hiểu và nắm rõ được bản chất, mục đích của cuộc trò chuyện.
(6) Chuẩn bị trước nội dung cho những buổi hẹn quan trọng:
Trước khi bắt đầu một buổi hẹn quan trọng, bạn nên chuẩn bị cẩn thận nội dung và cân nhắc trước các câu hỏi mà đối phương có thể sẽ đặt ra. Điều này sẽ gián tiếp thúc đẩy sự tự tin của bạn bởi vì khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn sẽ xác định được bản thân sẽ nói gì, làm gì và thể hiện gì trong buổi hẹn đó. Hơn nữa, luyện tập và chuẩn bị sẵn sàng sẽ giúp bạn tránh được các tình huống lúng túng không biết phải nói hoặc làm gì. Vậy nên, bạn hãy nhớ chuẩn bị trước nội dung cho những buổi hẹn quan trọng nhé!
(7) Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ "phản chiếu":
Những hành động cử chỉ của ngôn ngữ cơ thể cũng quan trọng không kém lời nói ngôn từ. Thế nên, khi giao tiếp, lời nói phải đi đôi với hành động, cử chỉ để giúp người đối diện hiểu được vấn đề một cách dễ dàng thông qua ngôn ngữ phản chiếu của cơ thể.
Bạn hãy kết hợp lời nói cùng với biểu cảm khuôn mặt bởi vì việc sử dụng mỗi giọng nói để giao tiếp với mọi người thôi là chưa đủ. Để sự diễn đạt của bạn được thu hút và được mọi người chú ý đến nhiều hơn thì bạn nên kết hợp với những biểu cảm của khuôn mặt để hiện các trạng thái vui, hào hứng , hài hước,…Làm được điều này là bạn đã thành công một nửa trong việc kích thích đối phương muốn tiếp tục lắng nghe bạn nói đấy!
(8) Tránh một số lỗi thường gặp trong giao tiếp:
- Tránh nói lí nhí, vòng vo, ậm ừ: trong giao tiếp mà bạn không trả lời dứt khoát hoặc ậm ừ, ngập ngừng thì phản ánh bạn đang bị thiếu tự tin trong cuộc trò chuyện đó. Lý do giải thích việc tự ti này là do chưa chuẩn bị sẵn nội dung cuộc trò chuyện hoặc đang thiếu tự tin một phần nào đó của bản thân.
- Ngắt lời đối phương khi đang nói chuyện: một trong những hành động phản ánh rất rõ việc một cá nhân có kỹ năng giao tiếp kém là hành động cắt ngang lời nói đối phương. Đây cũng là một trong những điều cực kỳ tối kỵ khi giao tiếp tại những cuộc họp quan trọng, vì thế nếu như bạn đang gặp phải lỗi này thì hãy bỏ ngay nhé.
- Không nhớ tên người đối diện: trong giao tiếp, nếu bạn không nhớ tên người đối diện thì bạn sẽ dễ bị mất điểm trong mắt đối phương và gây ấn tượng không tốt cho họ về bạn. Vì vậy, khi gặp đối tác, việc đầu tiên bạn cần làm là cố gắng nhớ đúng tên của họ. Điều này sẽ giúp bạn tạo nhiều thiện cảm, từ đó công việc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
-
Kỹ năng cần có để trở thành một Luật sư giỏi
Cập nhật 1 năm trước -
Kỹ năng giao tiếp quan trọng như thế nào?
Cập nhật 2 năm trước -
Công thức giúp bạn làm chủ kỹ năng giao tiếp
Cập nhật 2 năm trước -
10 Nguyên tắc xã giao trong môi trường công sở ai cũng nên biết
Cập nhật 4 năm trước -
06 Cụm từ nên tránh để trở nên chuyên nghiệp hơn trong giao tiếp
Cập nhật 4 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước