Trở thành chuyên viên pháp chế doanh nghiệp với 5 kế hoạch then chốt
Chuyên viên pháp chế luôn là vị trí công việc mơ ước của nhiều bạn cử nhân Luật. Về định hướng sự nghiệp cũng như công việc chính của vị trí chuyên viên pháp chế, NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT đã đề cập trong các bài viết trước. Nếu quyết tâm theo đuổi công việc này thì chắc hẳn bạn sẽ không thể nào bỏ qua 05 kế hoạch then chốt dưới đây.
>> Vai trò của bộ phận Pháp chế doanh nghiệp
>> Tất tần tật về pháp chế doanh nghiệp
>> Chuyên viên pháp chế là gì? Con đường trở thành Chuyên viên pháp chế?
1. Có bằng cấp Cử nhân Luật
Bằng tốt nghiệp Cử nhân Luật (Ảnh minh họa)
- Một sự khởi đầu để bắt đầu con đường trở thành chuyên viên pháp chế doanh nghiệp đó là bạn phải tốt nghiệp cử nhân luật cũng như theo học các lớp nghiệp vụ kỹ năng liên quan bổ trợ cho ngành nghề như Luật sư.
- Học tốt và nắm vững kiến thức ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường chính là bệ phóng hoàn hảo cho sự nghiệp tương lai sau này của bạn.
- Bằng đại học, chứng chỉ chuyên môn, chứng nhận chương trình đào tạo nghiệp vụ sẽ là minh chứng cho sự cố gắng nỗ lực cũng như là thành quả học tập tạo nền tảng, sự tin cậy cho nhà tuyển dụng rằng bạn là người ưu tú, giàu kỹ năng và có mục tiêu và đầu tư rõ ràng với ngành nghề bạn theo đuổi.
- Có nhiều cử nhân còn sẵn sàng học thêm văn bằng 2 để bổ sung lĩnh vực chuyên môn phục vụ cho công việc chuyên viên pháp chế doanh nghiệp. Các chuyên ngành liên quan gồm có: quản trị nhân sự, kế toán, kinh tế, tài chính,…
2. Đánh giá năng lực bản thân
- Việc đánh giá năng lực bản thân là một trong những kế hoạch quan trọng để xác định được mục tiêu công việc.
- Trở thành chuyên viên pháp chế có thể là niềm mong muốn nhưng muốn biến mong ước đó thành hiện thực thì bản thân bạn phải có đủ yếu tố, kỹ năng để đảm bảo hoàn thành tốt công việc.
- Tự đối chiếu bản thân với các công việc mà một chuyên viên pháp chế cần phải làm từ đó xác định mình còn thiếu gì để nâng cao trình độ phát triển bản thân. Khi bạn biết mình còn yếu điểm ở đâu thì cũng là lúc bạn quyết định được mình nên làm gì tiếp theo để chinh phục công việc.
Tự đánh giá được năng lực của bản thân
3. Nghiên cứu lĩnh vực chuyên ngành pháp chế doanh nghiệp
- Kiến thức từ ghế nhà trường chưa bao giờ là đủ nếu sau này bạn ra hành nghề. Nghiên cứu có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển kiến thức nghề nghiệp cùng lúc đó tạo ra kiến thức mới.
- Trong ngành luật việc chủ động rất cần thiết để linh hoạt, giải quyết các vụ việc trong lĩnh vực nghề nghiệp.
- Vì thế hãy chủ động nghiên cứu các nội dung về luật, doanh nghiệp, công ty, kinh tế thông qua sách vở, nguồn tài nguyên trang mạng chính thống. Tham gia các hội thảo, chuyên đề bạn đang nghiên cứu từ các chuyên gia,…
4. Góp nhặt kinh nghiệm, lời khuyên trong công việc
- Hầu hết các nhà tuyển dụng đều mong muốn tuyển dụng một ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc trước đó trong các lĩnh vực liên quan. Vậy nên trở thành một thực tập sinh pháp chế là một bước đệm hoàn hảo ngay từ khi còn là sinh viên sẽ là bệ phóng nền tảng cho sự nghiệp trở thành chuyên viên pháp chế sau này của bạn.
- Nhận các lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm làm việc từ các anh chị đi trước cũng là cách để phát triển sự nghiệp của mình.
Tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm và lời khuyên trong công việc
5. Xây dựng thương hiệu cá nhân
Tự xây dựng thương hiệu cá nhân
- Có thể bạn sẽ cho rằng đây là thời điểm còn khá sớm để xây dựng khẳng định thương hiệu cá nhân. Tuy nhiên cũng giống như một doanh nghiệp, bạn cần làm như vậy để phát triển công danh của mình.
- Xây dựng thương hiệu cá nhân đơn giản là việc trở nên chuyên nghiệp hơn. Đầu tư về kiến thức tư duy nội dung cho bản thân mình.
- Đối với việc thể hiện cho mọi người thấy có thể bạn nên đồng bộ các tài khoản mạng xã hội và thường xuyên cập nhật đăng tải những bài viết liên quan đến lĩnh vực pháp lý. Đây chính là một cách để xây dựng thương hiệu cá nhân.
Trên đây là 05 kế hoạch mà bản thân mỗi người nên xây dựng để có thể tiến gần hơn đến vị trí công việc chuyên viên pháp chế yêu thích.
Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Học gì để trở thành chuyên viên pháp chế?
Cập nhật 3 tháng trước -
Pháp chế doanh nghiệp là gì? Người làm công tác pháp chế doanh nghiệp thực hiện những công việc nào?
Cập nhật 4 tháng trước -
Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên pháp chế mới nhất
Cập nhật 4 tháng trước -
Tiêu chí để tuyển dụng nhân viên pháp chế? Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?
Cập nhật 4 tháng trước -
Làm Chuyên viên Pháp chế Doanh nghiệp là như thế nào?
Cập nhật 4 tháng trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước