03 trường hợp chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng

(có 1 đánh giá)

Trường hợp nào chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng? Thủ tục chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng như thế nào? – Khắc Huy (TPHCM)

1. 03 trường hợp chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng

Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động trong 03 trường hợp sau đây:

- Trường hợp 1: Văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động;

- Trường hợp 2: Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 30 Luật Công chứng 2014;

- Trường hợp 3: Văn phòng công chứng bị hợp nhất, bị sáp nhập.

(Khoản 1 Điều 31 Luật Công chứng 2014)

03 trường hợp chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng

03 trường hợp chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng (Hình từ Internet)

2. Thủ tục chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng

- Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo trường hợp 1 thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng công chứng phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hoạt động.

Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Văn phòng công chứng có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ khác, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình, thực hiện các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.

Trường hợp không thể thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận thì phải thỏa thuận với người yêu cầu công chứng về việc thực hiện các yêu cầu đó.

- Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo trường hợp 3 thì quyền, nghĩa vụ của Văn phòng công chứng do Văn phòng công chứng được hợp nhất hoặc Văn phòng công chứng nhận sáp nhập tiếp tục thực hiện.

Văn phòng công chứng có nghĩa vụ đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đã đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động.

Sở Tư pháp có trách nhiệm thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định cho phép thành lập và thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng với các cơ quan quy định tại Điều 25 Luật Công chứng 2014.

- Trong trường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo trường hợp 2 thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thu hồi quyết định cho phép thành lập, Sở Tư pháp có trách nhiệm thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, thông báo bằng văn bản với các cơ quan quy định tại Điều 25 Luật Công chứng 2014, đồng thời đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng đó.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị thu hồi quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình; đối với yêu cầu công chứng đã tiếp nhận mà chưa công chứng thì phải trả lại hồ sơ yêu cầu công chứng cho người yêu cầu công chứng.

Hết thời hạn này mà Văn phòng công chứng chưa hoàn thành xong các nghĩa vụ về tài sản hoặc trường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động do bị thu hồi quyết định cho phép thành lập vì toàn bộ công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản của Văn phòng công chứng, của công chứng viên hợp danh được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật về dân sự.

(Khoản 2, 3 Điều 31 Luật Công chứng 2014)

 

(có 1 đánh giá)
Theo Nguyễn Thị Diễm My
2.492 
Click vào đây để xem danh sách Tuyển dụng công chứng viên hoặc nhận thông báo thường xuyên về Tuyển dụng công chứng viên
Click vào đây để xem danh sách Tuyển dụng công chứng viên hoặc nhận thông báo thường xuyên về Tuyển dụng công chứng viên