Mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng mới nhất 2024?

Mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng mới nhất 2024 là mẫu nào? Trình tự giải quyết yêu cầu thành lập văn phòng công chứng được thực hiện ra sao? Văn phòng công chứng cần đáp ứng yêu cầu gì về nhân sự?

Mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng mới nhất 2024?

Mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng mới nhất 2024?

Mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng mới nhất 2024 là Mẫu TP-CC-08-sđ tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP thay thế mẫu TP-CC-08 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP:

https://lh7-us.googleusercontent.com/docsz/AD_4nXfwdRHOkTgvqk0Zc7pd_skBzXMZ24xeXQT6YN0Sxy2_j66Uk--B7iZIfbTZR4o-1aFnhzhcKcc15j7GWlg0Wq0HPxdqar8bnads9dQhH9KwU032WXqj8iT4so3gtKaUYNUf4TnkatUVCNLatTWrYNdh82Y?key=L36LL-L2EHbSHdDbnFltUg

Tải về mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng mới nhất 2024

Tải về

Trình tự giải quyết yêu cầu thành lập văn phòng công chứng được thực hiện ra sao?

Trình tự giải quyết yêu cầu thành lập văn phòng công chứng được thực hiện theo Điều 23 Luật Công chứng 2014, cụ thể như sau:

Bước 01: Nộp hồ sơ

Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm:

- Đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;

Đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng mới nhất 2024: Tải về

- Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.

Bước 02: Ra quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng

Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 03: Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp

Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.

Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm tên gọi của Văn phòng công chứng, họ tên Trưởng Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).

- Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm:

+ Đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập;

+ Hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng (nếu có).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Văn phòng công chứng phải đáp ứng yêu cầu gì về nhân sự?

Văn phòng công chứng được quy định tại Điều 22 Luật Công chứng 2014 như sau:

Văn phòng công chứng

1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.

Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.

Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

5. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Theo đó, Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

Bên cạnh đó, người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.229 
Việc làm mới nhất