Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không? Thủ tục chứng thực chữ ký thực hiện như thế nào?

(có 1 đánh giá)

Xin hỏi, công chứng viên của Văn phòng công chứng có phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ được yêu cầu chứng thực chữ ký không? Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không? Thủ tục chứng thực chữ ký được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh Phong (Quảng Bình).

Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không?

Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).

5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

…”

Đồng thời, theo khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thì thủ tục chứng thực chữ ký cũng được áp dụng đối với trường hợp chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân.

Theo như các quy định trên thì các Phòng công chứng, Văn phòng công chứng hiện nay đều có thể chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch. Việc chứng thực này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

Người yêu cầu chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch có thể đến bất kỳ Phòng công chứng, Văn phòng công chứng nào thuận tiện để chứng thực.

Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không?

Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không? (Hình từ Internet)

Công chứng viên của Văn phòng công chứng có phải chịu trách nhiệm về nội dung giấy tờ được yêu cầu chứng thực chữ ký không?

Công chứng viên của Văn phòng công chứng là một trong những người thực hiện chứng thực theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Đồng thời, theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP giải thích thì chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực chữ ký và người thực hiện chứng thực chữ ký

1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký; không được yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 25 của Nghị định này.

2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản.”

Theo quy định trên, công chứng viên của Văn phòng công chứng phải chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản.

Còn đối với nội dung của giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực chữ ký thì người này phải tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình đã khai.

Công chứng viên của Văn phòng công chứng không phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ được yêu cầu chứng thực chữ ký.

Thủ tục để công chứng viên của Văn phòng công chứng tiến hành chứng thực chữ ký như thế nào?

Theo Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Thủ tục chứng thực chữ ký

1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:

a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;

b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

3. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;

b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;

c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;

d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.”

Như vậy, khi yêu cầu chứng thực chữ ký của mình, người yêu cầu phải xuất trình các giấy tờ sau:

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

- Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

Công chứng viên của Văn phòng công chứng kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định trên, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp không được chứng thực chữ ký thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:

- Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;

- Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ 02 trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

(có 1 đánh giá)
Theo Mai Hoàng Trúc Linh
11.326 
Click vào đây để xem danh sách Tuyển dụng công chứng viên hoặc nhận thông báo thường xuyên về Tuyển dụng công chứng viên
Click vào đây để xem danh sách Tuyển dụng công chứng viên hoặc nhận thông báo thường xuyên về Tuyển dụng công chứng viên