Với sự bùng nổ của công nghệ nên việc nhà nhà người người lắp camera giám sát trong nhà đề phòng trộm cướp hoặc đơn giản là giám sát các hoạt động không còn quá xa lạ. Tuy nhiên gần đây lại rộ lên tệ nạn nhiều hacker đã hack camera của các hộ gia đình sử dụng để mua bán trực tiếp trên mạng nhất là đối với người nổi tiếng và có sức ảnh hưởng mạng xã hội tùy vào các mục đích khác nhau như mua bán, tống tiền,… Đây là hành động vô cùng nguy hiểm và trái với đạo đức xã hội. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quyền hình ảnh cá nhân, bí mật đời tư?
Hai ngày vừa qua bão drama “Hương Giang và antifans” lên đến đỉnh điểm khi hoa hậu chuyển giới quyết không im lặng mà nhờ pháp luật vào cuộc thậm chí còn làm luôn một chương trình “Sao kết bạn cùng antifans” để giải quyết một bộ phận khán giả có những lời lẽ khiếm nhã, hành động xấu xí đả kích mình. Rõ ràng nghệ sĩ phải có người thích người ghét và bị bàn tán công khai tuy nhiên việc tự do ngôn luận của mỗi người không đồng nghĩa với việc được quyền xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác.
Khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì tổ chức, cá nhân được thi hành án có thể làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự thi hành án. Tuy nhiên, để đảm bảo vụ việc được xem xét cẩn trọng, đảm bảo quyền và lợi ích của nhà nước, của công dân thì trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật, Cơ quan thi hành án dân sự được quyền ra quyết định hoãn thi hành án dân sự.
Còng số 8 hay còn được gọi là “khóa số 8” là một loại công cụ hỗ trợ được trang bị cho lực lượng chức năng theo quy định nhằm hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền.
Việc quy định thêm về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế được xem là một trong những điểm mới bổ sung cho quyền và nghĩa vụ của người lao động.
Mới đây Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 03/2020/TT-BNV quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo về vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức. Thông tư này có hiệu lực từ 05/09/2020.
Trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản, hợp đồng giao dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.