Cuộc sống ngày một phát triển người phụ nữ có quá nhiều vấn đề cần phải quan tâm ngoài chuyện bếp núc chăm lo nhà cửa thì còn phải lo chuyện xã hội. Vậy nên nghề giúp việc nhà giống như là “cánh tay phải” giúp cho các chị em phụ nữ đỡ nhọc nhằn và có nhiều thời gian hơn. Ở các thành phố lớn nhu cầu cần tìm người giúp việc nhà rất cao và kéo theo đó là nhiều chuyện bất cập xảy ra giữa gia chủ và người giúp việc vậy quyền và lợi ích của người lao động giúp việc nhà trong pháp luật Việt Nam được quy định như thế nào? Bài viết sẽ đi phân tích rõ hơn ngành nghề này.
Đã có rất nhiều bài viết ở nhiều trang khác nhau nói về con đường của một Cử nhân Luật trở thành Luật sư, có thể nói đó là một con đường đầy chông gai. Có nơi còn nói “Nghề Luật sư không phải là nghề dành cho người nghèo”. Ở đây chúng ta không đề cập đến con đường để trở thành Luật sư đó nữa, vì nó chông gai, khó khăn như thế nào nhiều người nói rồi, và chắc có lẽ các bạn cũng biết cả rồi. Trong khuôn khổ bài viết này, mình chỉ muốn đề cập đến chuyện nghề Luật sư có dễ sống hay không? Dễ sống ở đây được hiểu là sự phát triển của nghề, cơ hội của các Luật sư…
Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Không có lao động thì không thể có các hoạt động sản xuất. Nguồn lao động tốt, chất lượng cao là tiền đề vững chắc, là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế và sự hưng thịnh của mỗi quốc gia. Nguồn lao động có trình độ cao là nền tảng vững chắc đảm bảo cho việc chuẩn bị tốt và thực hiện thành công quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác quốc tế.
Nói đến luật pháp trong thời kỳ phong kiến ở nước ta, phải kể đến Bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) thời nhà Nguyễn, là bộ luật cuối cùng của chế độ quân chủ ở nước ta, nó có sức ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của xã hội đương thời và có giá trị rất lớn đối với sự phát triển của luật pháp đương đại.