Làm thêm không còn là vấn đề quá xa lạ trong cộng đồng sinh viên ngày nay. Các bạn sinh viên xem chuyện làm thêm là việc nên làm một lần trong cả quãng đời sinh viên. Đối với sinh viên Luật cũng không ngoại lệ, công việc làm thêm không chỉ đơn giản là kiếm thêm tiền mà còn là tích lũy kinh nghiệm vốn sống,… vậy sinh viên Luật nên làm thêm những công việc gì để phục vụ giúp ích cho công việc tương lai sau này?
Kế toán là ngành nghề chưa bao giờ hết “hot” và luôn được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi. Không thể phủ nhận tầm quan trọng và cần thiết bắt buộc của phòng ban kế toán trong công ty, doanh nghiệp. Dẫu biết ngành nghề nào cũng có khó khăn và rủi ro, người làm kế toán cũng không ngoại lệ. Nhân viên kế toán cũng đã gặp không ít khó khăn khi làm việc và để vượt qua được cần có rất nhiều nghị lực, kiến thức chuyên môn cũng như niềm yêu nghề.
Chúng ta thường nhắc đến cụm từ thương hiệu rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày nhưng có lẽ nhiều người không nhận ra rằng bản thân mình cũng cần xây dựng một thương hiệu riêng dù là hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nào đi chăng nữa. Thương hiệu cá nhân có thể giúp bạn tự tin và tạo ấn tượng tốt với mọi người, nhờ đó cơ hội thành công cũng tăng cao.
Chiều 08/12 Công an phường Tương Bình Hiệp (TP.Thủ Dầu Một) và Viện Kiểm sát nhân dân TP.Thủ Dầu Một đã tiến hành khám xét khẩn cấp nhà đối tượng Lê Tấn Thành cùng với quyết định tạm giữ hình sự về hành vi sau khi gây tai nạn, Thành đã không giúp đỡ người bị nạn mà còn dùng hung khí và chân đạp vào đầu người bị ngã, khiến nữ sinh bị thương tích nặng. Nếu bị truy tố nam thanh niên này sẽ đối diện với mức phạt nào?
Từ ngày 05/12/2020, Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế chính thức có hiệu lực trong đó quy định mới về việc Ngân hàng phải cung cấp các thông tin tài khoản khách hàng theo đề nghị của cơ quan thuế. Điều này khiến các nhà bán lẻ trên mạng xã hội lo lắng vì từ nay sẽ bị truy thu thuế.
Có lẽ mọi người trong đời sẽ ít nhất một lần được nghe câu như thế này: “Tính em thẳng, nên có gì nói đó mong mọi người đừng để bụng” hay “em thẳng thắn quen rồi nói xong lại quên.” Có nhiều người tự đánh tráo khái niệm giữa thẳng thắn và vô duyên để dùng lời nói gây tổn thương cho người khác. Chuyện ăn nói trong giao tiếp vô cùng quan trọng và cần phải chú ý để vẫn thể hiện tính cách thẳng thừng của mình mà không chạm đến ngưỡng vô duyên.
Luật sư là một trong những ngành nghề cao quý của xã hội góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải. Tuy nhiên do tính chất nghề nghiệp nên trong quá trình hành nghề Luật sư không thể tránh khỏi những va chạm đối với thân chủ cũng như là bên phía đối diện vì đối lập quyền lợi ích của đôi bên mà không ít Luật sư gặp trường trường hợp bị đánh, bị xúc phạm, hành hung mà vẫn còn thiếu cơ chế, chế tài bảo vệ.
Ngành Luật là một ngành hot, hằng năm có rất nhiều bạn trẻ nuôi ước mơ được bước vào các ngôi trường đào tạo luật danh giá. Nhưng ngành nào cũng có những gian nan vất vả riêng và học luật cũng không ngoại lệ. Dưới đây là những điều mà chỉ ai là dân học luật mới hiểu và thấm thía từng câu.
Viết CV như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, tăng cơ hội việc làm có lẽ là câu hỏi mà hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường thắc mắc và các cử nhân luật cũng không ngoại lệ. Có thể bạn đã nhắm trúng vào một công ty doanh nghiệp lớn nhưng vẫn còn băn khoăn vì không biết thể hiện gì trong CV vì ngành luật là một chuyên ngành khó đòi hỏi tính cẩn thận, logic cao thì bài viết này có thể giúp ích được cho bạn ít nhiều nỗi lo ngại này.
Hai ngày vừa qua bão drama “Hương Giang và antifans” lên đến đỉnh điểm khi hoa hậu chuyển giới quyết không im lặng mà nhờ pháp luật vào cuộc thậm chí còn làm luôn một chương trình “Sao kết bạn cùng antifans” để giải quyết một bộ phận khán giả có những lời lẽ khiếm nhã, hành động xấu xí đả kích mình. Rõ ràng nghệ sĩ phải có người thích người ghét và bị bàn tán công khai tuy nhiên việc tự do ngôn luận của mỗi người không đồng nghĩa với việc được quyền xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác.
Thực tế khi ra trường khó khăn nhất không phải là tìm được việc mà là tìm được việc làm phù hợp, yêu thích có thể nuôi sống bản thân. Vì lẽ đó có rất nhiều bạn sinh viên chọn con đường làm trái ngành và sinh viên theo học luật cũng không ngoại lệ vậy học luật nhưng không làm đúng nghề luật thì có những thuận lợi và khó khăn gì?
Tất cả chúng ra đều là những con người không hoàn hảo, sống trong thế giới trong hoàn hảo vậy nên chuyện tốt chuyện xấu luôn ập đến và xoay quanh mình là lẽ tự nhiên của xã hội. Đừng quá buồn khi một vài thứ không may xảy đến với bạn nếu mệt mỏi quá thì nghỉ một chút rồi đứng dậy bước tiếp cũng không muộn.
Gửi những bạn Tân sinh viên tương lai vừa hoàn thành xong kỳ thi THPT Quốc gia, thời điểm này có lẽ là khoảng thời gian hồi hộp nhất vì phải đợi kết quả và chọn lựa trường học mà mình mong muốn. Với tư cách là người từng trải cũng loay hoay vô định trong vòng luẩn quẩn chuyện chọn trường chọn ngành ngày ngày lên mạng xem hết các bài “review” về ngành học ở ngôi trường mong ước mà vẫn chưa hiểu rõ hết nên hôm nay mình viết bài này gửi đến các bạn 2001 có ý định chọn Khoa Luật – Trường đại học Tôn Đức Thắng là bến đỗ dừng chân trong 4 năm tới dưới góc nhìn khách quan nhất của một cựu sinh viên.
Kỹ năng trình bày, diễn đạt là một kỹ năng cần phải có của mỗi người khi đi làm. Ở bất kì lĩnh vực, công việc nào, một người muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cũng như thúc đẩy tiến độ công việc của các tập thể đi lên thì đều phải có kỹ năng diễn đạt tốt. Đặc biệt hơn nữa là đối với nghề Luật, một nghề được biết tới là dùng lý lẽ, lập luận để “kiếm sống”.
Khi đi làm, ai cũng mong muốn và hướng đến một mức lương cao. Lương cao giúp bạn chi tiêu thoải mái hơn, trang trải cuộc sống thuận lợi hơn, tái đầu tư sức lao động tốt hơn… Tuy nhiên trong thực tế, lương cao sẽ tỉ lệ thuận với “độ khó” của công việc, tỉ lệ thuận với áp lực của công việc. Và không phải ai cũng có can đảm để nhận cái “áp lực” đó.
Đã có rất nhiều bài viết ở nhiều trang khác nhau nói về con đường của một Cử nhân Luật trở thành Luật sư, có thể nói đó là một con đường đầy chông gai. Có nơi còn nói “Nghề Luật sư không phải là nghề dành cho người nghèo”. Ở đây chúng ta không đề cập đến con đường để trở thành Luật sư đó nữa, vì nó chông gai, khó khăn như thế nào nhiều người nói rồi, và chắc có lẽ các bạn cũng biết cả rồi. Trong khuôn khổ bài viết này, mình chỉ muốn đề cập đến chuyện nghề Luật sư có dễ sống hay không? Dễ sống ở đây được hiểu là sự phát triển của nghề, cơ hội của các Luật sư…
Nói đến luật pháp trong thời kỳ phong kiến ở nước ta, phải kể đến Bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) thời nhà Nguyễn, là bộ luật cuối cùng của chế độ quân chủ ở nước ta, nó có sức ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của xã hội đương thời và có giá trị rất lớn đối với sự phát triển của luật pháp đương đại.