Làm thêm luôn là trải nghiệm đáng có trong cuộc đời của mỗi sinh viên. Tuy nhiên việc làm thêm cần phải cân bằng giữa việc học. Có rất nhiều bạn sinh viên năm 3, 4 tương lai rộng mở nhưng vì ham chạy theo vài đồng tiền mà đời sinh viên cho là lớn lao để rồi lơ là, thậm chí bỏ học để đánh đổi tương lai phía trước, liệu điều đó có đáng hay không?
Có những ngành nghề trực tiếp liên quan tới kinh doanh như Marketing, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử… được mở ra và giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng… nhưng có phải chỉ học những ngành đó mới đi làm kinh doanh, bán hàng được hay không?
Hai ngày vừa qua bão drama “Hương Giang và antifans” lên đến đỉnh điểm khi hoa hậu chuyển giới quyết không im lặng mà nhờ pháp luật vào cuộc thậm chí còn làm luôn một chương trình “Sao kết bạn cùng antifans” để giải quyết một bộ phận khán giả có những lời lẽ khiếm nhã, hành động xấu xí đả kích mình. Rõ ràng nghệ sĩ phải có người thích người ghét và bị bàn tán công khai tuy nhiên việc tự do ngôn luận của mỗi người không đồng nghĩa với việc được quyền xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác.
Chỉ còn hơn 04 tháng nữa là chúng ta lại đón chào năm mới có thể bạn vẫn đang cố gắng bám trụ với công việc ở công ty hiện tại nhưng cũng có lúc bạn muốn rời bỏ nơi này để đi kiếm một việc làm mới tốt hơn. Nhưng liệu gần cuối năm có phải là thời điểm thích hợp để chuyển việc? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ nhất định chuyển việc ngay vào lúc này?
Nói về chuyện làm thêm của sinh viên Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã từng để lại câu nói để đời mà hầu hết các bạn sinh viên phải suy nghĩ: “Nghiến răng ăn mì tôm 4 năm để ra trường ăn yến, còn hơn bây giờ mỗi tháng có thêm 1 triệu ăn cơm mà sau này mãi mãi chỉ ăn cơm.”
Xoay quanh câu chuyện học và làm của các bạn sinh viên năm 4 chuẩn bị tốt nghiệp ra trường thì vấn đề thực tập được mọi người quan tâm hơn cả. Đã có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc thực tập không lương là đang bốc lốt sức lao động của sinh viên. Thực tập không chỉ làm những công việc pha trà rót nước mà nó còn dạy cho bạn nhiều kỹ năng hơn hết vậy liệu một kỳ thực tập không lương có thật sự k xứng đáng với sức lao động bạn bỏ ra?
Bước sang quý làm việc cuối trong năm, các bộ phận, phòng/ban trong công ty đều gấp rút, nâng cao năng suất để hoàn thành chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. Phòng Nhân sự với các kế hoạch tuyển dụng nhân sự cũng không nằm ngoài cuộc chiến này. Là người đứng ở giữa các bên, như ban giám đốc, các phòng ban chuyên môn, và ứng viên. Phòng nhân sự được cho là bộ phận chịu nhiều áp lực nhất trong công ty trong giai đoạn này, bên cạnh phòng kinh doanh.
Có thể khi đọc tiêu đề bạn sẽ thấy không có sự liên kết nào ở đây. Tuy nhiên trên các chương trình truyền hình thí sinh chỉ có 3-5p tỏa sáng, chứng minh khả năng của mình thì tương tự khi đi tìm việc làm cũng vậy. Các ứng viên chỉ có vài phút ngắn ngủi để làm bản thân nổi bần bật trước các ứng cử viên tiềm năng khác. Vậy bạn rút ra bài học gì từ việc xem chương trình truyền hình áp dụng vào các kỳ phỏng vấn.
Lương, thu nhập là mối quan tâm hàng đầu của bất kì ai khi đi làm, bên cạnh những hoài bão, ước mơ, đam mê… Việc được trả lương tương xứng, thậm chí là hẫu hĩnh chính là động lực lớn để bạn làm việc và cố gắng hơn qua mỗi ngày. Ngược lại, nếu nhận một mức lương không tương xứng, động lực và khát khao làm việc của người lao động cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Cũng giống như nhiều sinh viên Luật khác, tôi đã từng có khát khao cháy bỏng, niềm đam mê lớn lao với nghề Luật sư. Nhưng khi ra trường, đi làm được một thời gian, tôi không đủ mạnh mẽ và quyết tâm để vượt qua những khó khan để theo nó đến cùng. Tôi quyết định rẽ ngang và chọn một con đường khác. Tôi làm trái ngành.
Việc nay có việc, mai mất việc chẳng phải là chuyện quá to tát. Nguyên nhân thất nghiệp thì nhiều vô kể chỉ biết chung quy lại là bạn sẽ có một lượng thời gian tương đối rảnh trước quay lại chạy đua với cuộc sống. Để không lãng phí thời gian thất nghiệp bạn nên làm gì?
Từ một người vô lo vô nghĩ mà đến bây giờ bạn đã bị gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên. Từ bao giờ công việc đã chiếm hết hàng tá thời gian 24/h trên một ngày của chúng ta. Nhưng có lúc lại cảm thấy tủi thân ấm ức vì nhìn lại bạn chỉ đang cố làm việc vì đồng tiền mà không có một chút nhiệt huyết nào trong đó và bạn thật sự đang mắc kẹt trong mớ công việc hằng ngày.
Một năm học mới lại bắt đầu với hàng chục khoản chi phí phát sinh ở các hộ gia đình. Tiền sách vở, đồng phục, tiền học, tiền trường lớp,… làm các bậc phụ huynh luôn lo lắng mỗi khi con nhập học. Mới đây hàng loạt trang báo đã đưa tin về vụ việc một học sinh bị các bạn dè bỉu vì mẹ không đóng tiền quỹ lớp như các phụ huynh khác. Câu hỏi đặt ra đóng quỹ lớp bao gồm những khoản nào và trong mức bao nhiêu là vừa đủ.
Trong thời đại công nghệ số, việc vay tiền chưa bao giờ là dễ dàng đến thế khi mà các ứng dụng vay tiền “mọc lên như nấm” nhưng kéo theo đó là các bẫy lừa đảo khôn lường. Vậy làm cách nào để “giữ mình” trước những cám dỗ khi bản thân không còn chi tiêu nhưng vẫn có thể né xa các thủ đoạn cho vay tiền với mức lãi cao ngất ngưởng.
Làm người trưởng thành chưa bao giờ là điều dễ dàng, Hằng ngày phải xoay quanh với hàng tá công việc cùng với gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến chúng ta trở nên mệt mỏi và mất kiểm soát với chính mình. Những lo lắng căng thẳng mà bạn phải trải qua ở chốn công sở phần nào làm suy nghĩ của bản thân trở nên bế tắc và chuyển hóa năng lượng tiêu cực mang tên stress. Bài viết dưới đây chỉ rõ 03 dạng stress mà dân văn phòng thường gặp nhất khi đi làm.
Ở bất kì đâu bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những người thức giấc thật sớm để làm việc, về nhà thật muộn để hoàn thành công việc, không nghỉ trưa để làm việc… Tất nhiên những người đó họ có cách làm việc của riêng mình, và thường những người đều là những người siêng năng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa những người có lựa chọn ngược lại là những người lười nhác. Thậm chí, việc ngủ đủ giấc, chịu khó ngủ trưa, tám chuyện với đồng nghiệp… là những việc giúp cho họ làm việc hiệu quả hơn. Lý do tại sao?
Từ vị trí là một sinh viên, việc học là quan trọng nhất chuyển mình thành một người lao động sau khi tốt nghiệp, đây có thể xem là bước chuyển mình quan trọng nhất của cuộc đời mỗi người. Khi bắt đầu một hành trình mới, chắc hẳn ai cũng phải gặp những điều bỡ ngỡ. Khi đi làm cũng vậy, sẽ có những thứ khác biệt giữa đi làm và đi học đôi khi nếu không hình dung được sẽ khiến ta bị “choáng”. Để tránh những lần choáng váng đó, bạn nên hình dung trước những vấn đề mình có thể gặp phải bằng cách tham khảo những anh chị đi trước, hoặc đơn giản hơn là bạn có thể đọc thêm ở bài viết này.
Marketing là gì? Đó là câu hỏi chưa bao giờ hết hot, bởi khi và chỉ khi bạn thật sự đi sâu vào đề tìm hiểu nó, thực hành nó thì bạn mới hiểu được thật sự “marketing là gì?”. Không có một định nghĩa nào là hoàn toàn chuẩn xác về ngành nghề Marketing. Vì đây là nhóm ngành nghề có sự vận động, chuyển mình không ngừng theo sự vận động của xã hội.
Văn hóa công ty là khái niệm mà nhiều người đi làm sẽ ngầm hiểu rằng nó bao gồm những quy tắc ứng xử giữa con người với con người trong môi trường làm việc. Ở đó bao gồm văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp, cộng sự với nhau, văn hóa ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, văn hóa ứng xử của nhân viên công ty với khách hàng… Ứng xử giữa con người với con người ở đây không chỉ là ứng xử trong công việc hằng ngày mà còn là giao tiếp, ứng xử ngoài phạm vi công việc.
Lương là một chủ đề được xem là quan trọng trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Đặc biệt với những trường hợp mà ứng viên và nhà tuyển dụng đã bắt đầu thấy “hợp nhau” thì việc đàm phán về lương là cánh cửa cuối cùng để hai bên tiến tới sự gắn bó trong công việc. Nhưng sự thật nhiều ứng viên lại coi nhẹ việc đàm phán lương với nhà tuyển dụng, đó là sai lầm nên tránh. Mức lương không chỉ là mức thu nhập của mỗi người khi đi làm, mà nó còn thể hiện, đánh giá được năng lực, trình độ, sự hiệu quả của một nhân sự trong công ty. Cho nên ứng viên khi ngồi lên bàn đàm phán, đừng bao giờ xem nhẹ điều này.