Văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo nên sự phát triển của công ty. Một công ty có nền tảng tốt, văn hóa chuyên nghiệp sẽ không chỉ giúp công ty tiến xa hơn trên thương trường mà còn giúp nhân viên gắn kết tăng năng suất lao động hiệu quả với những đãi ngộ tốt. Tuy nhiên không phải công ty doanh nghiệp nào cũng có văn hóa công ty tốt và lành mạnh. Những dấu hiệu nào để xác định bạn đang sống trong một môi trường văn hóa độc hại?
Tiếp tục sửa đổi bổ sung các quy định so với luật hiện thì BLLĐ 2019 có hiệu lực sắp tới đã có những điểm mới nhất định về vấn đề giải quyết tranh chấp lao động.
Những ngày qua, khúc ruột Miền Trung mong manh vẫn đang oằn mình chống chọi với lũ lụt, bên cạnh đó là hàng loạt nhà hảo tâm quyên góp nhu yếu phẩm cứu trợ. Không thiếu người xả thân vào vùng lũ giúp đỡ bà con nhưng đâu đó trên mạng lại râm ran nghi hoặc số tiền quyên góp hoặc mới đây lại có một bài viết với tiêu đề: “Hạn chế tặng mì tôm” gửi đến những người cưới trợ. Từ bao giờ việc làm từ thiện lại bị soi xét đến vậy?
Bộ luật lao động 2019 đã có những điểm mới nhất định trong đó các quy định về nghĩa vụ của người lao động về vấn đề liên quan đến lương của người lao động được quy định cụ thể như sau:
Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực 01/01/2021 đã có những điểm mới nhất định trong đó đề cao quyền lợi của người lao động. Một trong những điểm mới mà người lao động đặc biệt quan tâm đó là lương, thưởng.
Nói dối chưa bao giờ là điều được mọi người khuyến khích. Tuy nhiên có những lời nói dối có thể giải quyết vấn đề và làm mọi thứ đi theo chiều hướng tốt đẹp hơn thì cũng rất nên nói. Trong môi trường làm việc cũng vậy, không phải lúc nào thẳng – thật cũng được đồng nghiệp yêu quý cấp trên công nhận. Có những lời nói dối sẽ giúp bạn sống sót chốn công sở và dễ đi đến thành công hơn.
Trong Bộ luật lao động 2019 đã có những điểm mới nhất định về vấn đề giao kết hợp đồng cũng như hình thức giao kết hợp đồng so với Luật lao động hiện hành, cụ thể như sau
Thực trạng lừa đảo tuyển dụng trong cộng đồng sinh viên hiện nay ngày càng nhiều với hàng loạt thủ đoạn rất tinh vi. Có không ít báo đài cũng như các trang thông tin chính thống đăng tải cảnh báo tuy nhiên số lượng các bạn sinh viên “mắc bẫy” vẫn còn nhiều vì nhẹ dạ cả tin. Bài viết này sẽ phần nào giúp mọi người hình dung những dấu hiệu nhận biết rằng bạn có thể đang là con mồi béo cho những “nhà tuyển dụng ảo” này để kịp thời tránh xa khỏi “tiền mất tật mang.”
Hệ thống các văn bản pháp luật luôn là nguồn thông tin duy nhất, chính xác hỗ trợ cho việc tra cứu học tập và làm việc của sinh viên luật cũng như toàn thể người làm luật. Mọi hoạt động lĩnh vực liên quan đến luật đều phải dựa vào văn bản pháp luật để nhận định, căn cứ. Nhưng các bạn sinh viên thường gặp không ít khó khăn và tốn khá nhiều thời gian để tìm kiếm, tra cứu các loại văn bản trong quá trình học tập. Bài viết này chia sẻ một số kỹ năng cần thiết giúp việc tìm kiếm tra cứu văn bản pháp luật phần nào dễ dàng hơn.
Thông tin luôn là những “nguồn kiến thức” thực tế mà người học luật cần phải nắm bắt mỗi ngày. Trong một xã hội 4.0 nơi mà tin giả đang tràn lan thì ta cần làm gì để “tâm bất biến giữa thông tin vạn biến?”
Ngành Luật là một trong những ngành không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt trong bối cảnh xã hội ngày càng coi trọng pháp luật và các vấn đề xã hội nảy sinh thì ngành Luật càng có cơ hội phát triển. Là một người học Luật và theo đuổi pháp luật liệu có bao giờ bạn nghĩ học ngành này bạn sẽ được gì và mất gì hay không? Với tâm thế của một sinh mới tốt nghiệp nhận bằng Cử nhân Luật tôi sẽ chia sẻ góc nhìn của bản thân về những “cái được và mất” khi theo học ngành nghề này.
Hầu hết trong chúng ta ai cũng từng một vài lần là “người mới” ở một tổ chức, doanh nghiệp nào đó. Cảm giác là “người mới” là một cảm giác rất đặc biệt, một chút lo lắng, một chút hồi hộp pha lẫn với sự háo hức của một môi trường mới là tâm lý thường thấy của “người mới". Với những cảm xúc có thể chi phối hành vi đó, việc giúp cho “người mới” hòa nhập và tránh những hệ lụy tiêu cực cũng là một nhiệm vụ không hề đơn giản với nhà tuyển dụng. Chúng ta phải chào đón người mới như thế nào? Những vấn đề nào mà công ty có thể gặp phải?
Dân công sở luôn quen với việc có 1 giờ 30 phút nghỉ trưa mỗi ngày. Có rất nhiều điều để cần phải làm trong thời gian nghỉ trưa này và chúng ta luôn cảm thấy phấn chấn hơn khi rời xa bàn làm việc. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những giờ nghỉ trưa ngắn ngủi sẽ giúp con người ta tỉnh táo hơn, tăng hiệu suất làm việc và đem lại một số điều có lợi nhất định. Vậy phải sắp xếp thời gian nghỉ trưa sao cho hiệu quả để không phải phí hoài khoảng “thời gian vàng”.
Làm người trưởng thành chưa bao giờ là điều dễ dàng, Hằng ngày phải xoay quanh với hàng tá công việc cùng với gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến chúng ta trở nên mệt mỏi và mất kiểm soát với chính mình. Những lo lắng căng thẳng mà bạn phải trải qua ở chốn công sở phần nào làm suy nghĩ của bản thân trở nên bế tắc và chuyển hóa năng lượng tiêu cực mang tên stress. Bài viết dưới đây chỉ rõ 03 dạng stress mà dân văn phòng thường gặp nhất khi đi làm.
CV là từ viết tắt của “Curriculum Vitae” hay việt hóa ra là sơ yếu lý lịch. CV là tài liệu quan trọng được các nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu để đi đến kết luận có quyết định mời bạn đến phỏng vấn hay không. Vậy CV bao gồm những gì và bạn cần phải chăm chút nó như thế nào để “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng? Dưới đây là một số hướng dẫn để bạn có thể tạo nên một CV ấn tượng.
Ngoại tình là đề tài đạt “top trending” trên mọi mặt trận vì từ năm này sang tháng nọ vẫn luôn có hàng tá cuộc ngoại tình với diễn biến khác nhau lần lượt xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. “Vũ trụ Tuesday” bằng cách này hoặc cách khác đe dọa mạnh mẽ đến hạnh phúc gia đình của mọi người mọi nhà. Vậy pháp luật Việt Nam quy định hình phạt cho những kẻ ngoại tình là gì?
Công cuộc tìm việc làm chưa bao giờ là dễ dàng đối với người trẻ. Sau 77,99 cửa ải từ gửi CV, duyệt CV, cho đến việc nhà tuyển dụng mời bạn đến phỏng vấn quả thật rất khó nhằn. Vậy để một buổi phỏng vấn diễn ra thành công mang lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng bạn cần chuẩn bị những gì?
Học Thạc sĩ Luật hay học Luật sư là mối phân vân của nhiều Cử nhân Luật sau khi ra trường. Là một người từng trải qua cả hai khóa đào tạo kể trên, tôi xin chia sẻ những trải nghiệm thực tế của mình để những bạn thắc mắc, phân vân về vấn đề này cân nhắc, lựa chọn hợp lý cho mình.
Cử nhân Luật tốt nghiệp ra trường có muôn vàn cơ hội việc làm rộng mở nhưng tính chất của các công việc liên quan đến pháp luật thì hầu hết cần phải học thêm lớp đào tạo có thể bạn vẫn thường nghe nói về các lớp đào tạo Luật sư, Công chứng viên,… nhưng bên cạnh đó còn một ngành nghề khá mới mà các bạn ít quan tâm đó là nghề “Thừa phát lại”. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để mọi người hiểu rõ hơn ngành nghề này.
Từ vị trí là một sinh viên, việc học là quan trọng nhất chuyển mình thành một người lao động sau khi tốt nghiệp, đây có thể xem là bước chuyển mình quan trọng nhất của cuộc đời mỗi người. Khi bắt đầu một hành trình mới, chắc hẳn ai cũng phải gặp những điều bỡ ngỡ. Khi đi làm cũng vậy, sẽ có những thứ khác biệt giữa đi làm và đi học đôi khi nếu không hình dung được sẽ khiến ta bị “choáng”. Để tránh những lần choáng váng đó, bạn nên hình dung trước những vấn đề mình có thể gặp phải bằng cách tham khảo những anh chị đi trước, hoặc đơn giản hơn là bạn có thể đọc thêm ở bài viết này.