Bước sang quý làm việc cuối trong năm, các bộ phận, phòng/ban trong công ty đều gấp rút, nâng cao năng suất để hoàn thành chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. Phòng Nhân sự với các kế hoạch tuyển dụng nhân sự cũng không nằm ngoài cuộc chiến này. Là người đứng ở giữa các bên, như ban giám đốc, các phòng ban chuyên môn, và ứng viên. Phòng nhân sự được cho là bộ phận chịu nhiều áp lực nhất trong công ty trong giai đoạn này, bên cạnh phòng kinh doanh.
Sinh viên UL chắc chắn không còn xa lạ với con đường ẩm thực ngay hông cổng trường mang tên “Chợ xóm Chiếu”. Các bạn tân sinh viên đã đủ thời gian “dừng chân ghé lại” nơi đây chưa nè. Nhân lực ngành luật xin giới thiệu các món ăn “top list” đổ gục bao trái tim sinh viên ở ngay chính khu chợ này.
Đội ngũ doanh nhân Việt Nam là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày 13/10 hằng năm được xem là ngày tôn vinh doanh nhân Việt Nam - những người đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển và tạo nên vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới.
Con người sinh ra ai cũng có khuyết điểm nhưng điều quan trọng là chúng ta có nhận ra được khuyết điểm, yếu điểm của bản thân để hoàn thiện hơn hay không. 04 khuyết điểm dưới đây có thể sẽ khiến bạn “lao đao” chốn công sở.
Môi trường công sở luôn là xã hội thu nhỏ khắc họa đầy đủ các dạng người với nhiều tính cách khác nhau trong cuộc sống. Có rất nhiều người được “săn đón” chốn văn phòng nhưng cũng có không ít cá nhân tài năng thực lực chẳng thua kém ai nhưng lại bị mọi người coi như “tàng hình”. Đó là vì họ có vài tật xấu kiêng kị chốn văn phòng.
Nói dối chưa bao giờ là điều được mọi người khuyến khích. Tuy nhiên có những lời nói dối có thể giải quyết vấn đề và làm mọi thứ đi theo chiều hướng tốt đẹp hơn thì cũng rất nên nói. Trong môi trường làm việc cũng vậy, không phải lúc nào thẳng – thật cũng được đồng nghiệp yêu quý cấp trên công nhận. Có những lời nói dối sẽ giúp bạn sống sót chốn công sở và dễ đi đến thành công hơn.
Tính đến thời điểm hiện tại hầu hết các trường đại học đều công bố điểm chuẩn đầu vào. Có những niềm vui vỡ òa ngày nhận tin báo trúng truyển trường đại học mong muốn nhưng bên cạnh đó cũng là nỗi thất vọng khi biết mình đã phụ lòng bố mẹ. “Hôm nay, mình trượt đại học.”
Nhân viên pháp lý luôn là vị trí công việc mà nhiều bạn sinh viên Luật sau khi tốt nghiệp hướng tới. Đây quả thật là một công việc tương đối hấp dẫn với mức lương tốt dành cho dân Luật. Vậy cơ hội nào cho vị trí nghề nghiệp này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Các bài biết trước đây mình đã từng nhận định: Chưa hẳn nói nhiều mới học luật được vì học luật là học tư duy, logic chứ không đơn giản là dựa vào tài ăn nói. Tuy nhiên 70% sinh viên theo học luật đều rất hoạt ngôn và có khả năng ăn nói khá tốt. Vậy vì sao dân Luật lại nói nhiều và việc nói nhiều giúp ích như thế nào trong công việc và học tập của các bạn sinh viên?
Bài viết này đơn giản chỉ là một sự chia sẻ về cách “đối nhân xử thế” giữa đồng nghiệp với nhau trong môi trường công sở. Có nhiều lúc chúng ta thân thiện nhiệt tình chưa chắc đã được mọi người trân trọng nhưng lại có những lúc ta quá cứng nhắc lạnh lùng thì chắc chắn mối quan hệ công sở với đồng nghiệp trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Làm Thẩm phán là ước mơ của nhiều thế hệ sinh viên Luật. Có nhiều lý do để sinh viên Luật ước mơ và đặt mục tiêu trở thành Thẩm phán, nhưng lý do lớn và chung nhất có lẽ là góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ công bình cho xã hội.
Chắc hẳn các bạn đã đọc tiêu đề bài này là có nên tham gia một buổi phỏng vấn mà bản thân không hề thích không? Theo quan điểm cá nhân của bản thân mình thì mình nghĩ là rất nên tham gia mặc dù có thể bạn không có ý định sẽ làm công việc đó. Lý do vì sao xin mời bạn đọc bài viết dưới đây.
CV là công cụ giúp người ứng tuyển giới thiệu rõ về bản thân. Đồng thời là cầu nối quan trọng giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Bên cạnh đó, bản CV cũng là con đường giúp ứng viên nhận được cơ hội phỏng vấn cao. Tuy nhiên chính bởi vì muốn thể hiện bản thân quá nhiều nên có những ứng viên đã làm cho bản CV của mình trở nên “bội thực” trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là những điều cần loại bỏ ra khỏi CV nếu muốn nhận được lời mời phỏng vấn.
NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT xin giới thiệu top 5 Công ty Luật nước ngoài hàng đầu đang hoạt động tại Việt Nam.
Môi trường làm việc quả thật tác động rất lớn đến hiệu quả công việc. Nhất là đặc tính của nghề luật khi chúng ta luôn phải tất bật và bận rộng trong mớ giấy tờ hồ sơ pháp lý mỗi ngày. Nếu bạn đang tìm một công việc mới, việc đánh giá môi trường làm việc là rất quan trọng và bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết thế nào là một môi trường làm việc tốt.
Thực trạng lừa đảo tuyển dụng trong cộng đồng sinh viên hiện nay ngày càng nhiều với hàng loạt thủ đoạn rất tinh vi. Có không ít báo đài cũng như các trang thông tin chính thống đăng tải cảnh báo tuy nhiên số lượng các bạn sinh viên “mắc bẫy” vẫn còn nhiều vì nhẹ dạ cả tin. Bài viết này sẽ phần nào giúp mọi người hình dung những dấu hiệu nhận biết rằng bạn có thể đang là con mồi béo cho những “nhà tuyển dụng ảo” này để kịp thời tránh xa khỏi “tiền mất tật mang.”
Nhu cầu tìm việc làm thêm trong cộng đồng sinh viên là tương đối nhiều. Ngoài những trang tin tuyển dụng uy tín thì bên cạnh đó một số tổ chức cá nhân lợi dụng mạng xã hội để đăng tin tuyển dụng lừa đảo, lừa tiền hàng loạt sinh viên khiến bao người rơi vào cảnh: “tiền mất tật mang”. Vậy pháp luật điều chỉnh như thế nào về những hành vi lừa đảo trên, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những hành vi lừa đảo này.
Sự thông minh luôn là “tấm vé thông hành” giúp chúng ta nhanh nhạy dễ dàng xử lý các vấn đề trong cuộc sống công việc và xã hội tuy nhiên không phải cá nhân nào sinh ra đã xuất chúng. Nếu không phải là người thông minh bẩm sinh thì bạn có thể luyện tập và cải thiện thông qua những cách thức sau.
Rất nhiều bạn sinh viên khi bước chân vào học Luật đều có chung các câu hỏi như: Học Luật gồm những ngành nào, ra trường có dễ xin việc không? Ngành nào là hay nhất và hiện đang là xu thế của thời đại mới? Bài viết này sẽ sơ lược các nhóm ngành giúp sinh viên hiểu rõ hơn chuyên ngành học ứng với công việc sau này mình có thể đảm nhận từ đó chọn chuyên ngành phù hợp mà bản thân mong muốn.
Hầu hết trong chúng ta ai cũng từng một vài lần là “người mới” ở một tổ chức, doanh nghiệp nào đó. Cảm giác là “người mới” là một cảm giác rất đặc biệt, một chút lo lắng, một chút hồi hộp pha lẫn với sự háo hức của một môi trường mới là tâm lý thường thấy của “người mới". Với những cảm xúc có thể chi phối hành vi đó, việc giúp cho “người mới” hòa nhập và tránh những hệ lụy tiêu cực cũng là một nhiệm vụ không hề đơn giản với nhà tuyển dụng. Chúng ta phải chào đón người mới như thế nào? Những vấn đề nào mà công ty có thể gặp phải?