Trong một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ cùng lúc phỏng vấn nhiều ứng viên và phần quan trọng nhất để họ có thể “nhận diện thương hiệu” bạn chính là thông qua cách giới thiệu bản thân. Vậy nên làm gì và không nên làm gì để ít phút tự giới thiệu ngắn ngủi có thể “tán đổ” nhà tuyển dụng tức thì?
Kiếm tiền, nâng cao chất lượng cuộc sống luôn là đích đến của mỗi người. Người ta làm đủ mọi cách để kiếm tiền, từ việc làm cùng lúc 2 job, bán hàng online, làm nghề tay trái, tăng ca kiếm thêm thu nhập. Người trẻ dành phần lớn thời gian để loay hoay kiếm tiền mà quên mất rằng bản thân cũng cần được chăm sóc. Việc kiếm nhiều tiền hơn người nhưng lại dùng chính số tiền đó đi chữa bệnh liệu có đáng? Hãy suy nghĩ về khía cạnh này trước khi quá muộn.
Từ bỏ một công việc với mức lương ổn định để bắt đầu một điều mới vốn chưa bao giờ dễ dàng. Việc “thoát khỏi vùng an toàn” tức là đang tự đặt mình đương đầu với khó khăn thử thách. Rõ ràng nhảy việc mang cho ta nhiều trải nghiệm thú vị nhưng nếu cứ nhảy việc thường xuyên và không có ý định dừng lại có thể bạn sẽ mất nhiều hơn được.
Trong một buổi phỏng vấn tìm việc làm nhà tuyển dụng sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi để khai thác tính cách, con người, trình độ chuyên môn của ứng viên. Điểm mạnh, điểm yếu của các ứng viên được nhà tuyển dụng quan tâm hơn cả để đánh giá mức độ phù hợp của người tham gia phỏng vấn với vị trí ứng tuyển. Dưới đây là vài dạng câu hỏi nhà tuyển dụng hỏi về điểm yếu bạn nên biết để có thể chuẩn bị trước câu trả lời một cách tự tin và lưu loát.
Bước sang quý làm việc cuối trong năm, các bộ phận, phòng/ban trong công ty đều gấp rút, nâng cao năng suất để hoàn thành chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. Phòng Nhân sự với các kế hoạch tuyển dụng nhân sự cũng không nằm ngoài cuộc chiến này. Là người đứng ở giữa các bên, như ban giám đốc, các phòng ban chuyên môn, và ứng viên. Phòng nhân sự được cho là bộ phận chịu nhiều áp lực nhất trong công ty trong giai đoạn này, bên cạnh phòng kinh doanh.
Có thể khi đọc tiêu đề bạn sẽ thấy không có sự liên kết nào ở đây. Tuy nhiên trên các chương trình truyền hình thí sinh chỉ có 3-5p tỏa sáng, chứng minh khả năng của mình thì tương tự khi đi tìm việc làm cũng vậy. Các ứng viên chỉ có vài phút ngắn ngủi để làm bản thân nổi bần bật trước các ứng cử viên tiềm năng khác. Vậy bạn rút ra bài học gì từ việc xem chương trình truyền hình áp dụng vào các kỳ phỏng vấn.
Tôi là một người trẻ trong vô vàn những người trẻ khác và có vài lúc bản thân nhận ra rằng: mình đơn giản chỉ đang sống, được lập trình ngày qua ngày mà không có mục đích. Đến một ngày tôi nhận ra cần phải kéo bản thân đứng dậy trước khi tương lai bị nhấn chìm bởi chính bàn tay mình.
Tâm lý lo sợ căng thẳng khi đứng trước một buổi phỏng vấn tìm việc làm lần đầu là cảm giác mà bất kể bạn sinh viên mới ra trường nào cũng đã trải qua. Để khống chế nỗi sợ và tự tin hơn trong giao tiếp vài mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp ích được bạn
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của đầu tư tài chính đó là “rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng nhiều”. Mở rộng ra những lĩnh vực khác, nguyên tắc này vẫn còn giữ nguyên giá trị. Trong công việc cũng vậy, nếu bạn cứ mãi giữ mình trong một vòng xoay công việc, trong một vùng an toàn nhàm chán thì những thành tựu bạn đã đạt được ở đó sẽ lặp đi lặp lại và theo thời gian, những thành tựu đó sẽ trở nên hết sức bình thường. Tuy nhiên không phải rủi ro nào cũng nên đối mặt, đặc biệt là những rủi ro liên quan tới pháp lý trong khi bạn là một chuyên viên pháp chế trong công ty.
Chuyện việc làm, chuyện tiền lương luôn là vấn đề muôn thuở. Đồng ý đồng lương công ty trả phải xứng đáng với công sức mà bạn bỏ ra tuy nhiên có không ít thanh niên trẻ tuổi, sinh viên mới ra trường tự tin cho rằng bản thân mình rất giỏi và đòi hỏi một mức lương "khủng" khiến nhà tuyển dụng phải lắc đầu ngao ngán phải chăng đó là dấu hiệu của sự “ảo tưởng”.
Tiền bạc, thăng tiến công việc sự nâng cao giá trị bản thân luôn là đích đến của người trưởng thành. Không ai thành công mà không có kế hoạch cụ thể. Vậy để có một tương lai vững chắc hơn bạn cần làm gì?
Dân học Luật thường nói vui với nhau rằng học hết chương trình đại học ra trường đi làm thì Luật lại sửa đổi bổ sung vì vậy lại phải học lại từ đầu. Hằng năm có hàng tá văn bản pháp luật được ban hành, cập nhật sửa đổi bổ sung nhưng có bao giờ các bạn ra câu hỏi tại sao phải làm như thế chưa?
Từ một người vô lo vô nghĩ mà đến bây giờ bạn đã bị gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên. Từ bao giờ công việc đã chiếm hết hàng tá thời gian 24/h trên một ngày của chúng ta. Nhưng có lúc lại cảm thấy tủi thân ấm ức vì nhìn lại bạn chỉ đang cố làm việc vì đồng tiền mà không có một chút nhiệt huyết nào trong đó và bạn thật sự đang mắc kẹt trong mớ công việc hằng ngày.
Các bài biết trước đây mình đã từng nhận định: Chưa hẳn nói nhiều mới học luật được vì học luật là học tư duy, logic chứ không đơn giản là dựa vào tài ăn nói. Tuy nhiên 70% sinh viên theo học luật đều rất hoạt ngôn và có khả năng ăn nói khá tốt. Vậy vì sao dân Luật lại nói nhiều và việc nói nhiều giúp ích như thế nào trong công việc và học tập của các bạn sinh viên?
Từ tháng 10 nhiều chính sách quan trọng sẽ có hiệu lực như: Bán hàng xách tay có thể bị phạt 200 triệu đồng, giáo viên không được phê bình học sinh trước lớp,… và nhiều chính sách thuộc các lĩnh vực giáo dục, kinh doanh, an ninh quốc phòng khác.
Một năm học mới lại bắt đầu với hàng chục khoản chi phí phát sinh ở các hộ gia đình. Tiền sách vở, đồng phục, tiền học, tiền trường lớp,… làm các bậc phụ huynh luôn lo lắng mỗi khi con nhập học. Mới đây hàng loạt trang báo đã đưa tin về vụ việc một học sinh bị các bạn dè bỉu vì mẹ không đóng tiền quỹ lớp như các phụ huynh khác. Câu hỏi đặt ra đóng quỹ lớp bao gồm những khoản nào và trong mức bao nhiêu là vừa đủ.
Trong các buổi xin việc nhà tuyển dụng thường hay hỏi khó ứng viên bằng nhiều câu hỏi mang tính tư duy cao. Trong đó có câu: “Mục tiêu nghề nghiệp 05 năm tới của bạn là gì?” Dụng ý của nhà tuyển dụng khi hỏi câu này nhằm đánh kỹ năng của bạn vậy phải trả lời sao cho hợp lý lại ghi điểm tuyệt đối xin mời bạn đọc bài chia sẻ dưới đây.
Mình đã trải qua tuổi hai mươi cộng thêm ba năm nữa tuy nhiên đến giờ nhìn lại bản thân vẫn chẳng có gì chẳng là ai so với bạn bè đồng trang lứa. Có lúc suy nghĩ mình lại tự hỏi: Tại sao lại cố ép bản thân mình chạy theo thành công của người khác?
Chúng ta hay có xu hướng tự hòa hoãn với chính bản thân mình. Rõ ràng bạn đang phải “chạy deadline” thì chiếc điện thoại với hàng loạt tin tức đã có thể làm bạn phân tâm và không kịp hoàn thành tiến độ công việc. Hay bạn đang phải học online trên máy tính nhưng bên cạnh đó là hàng loạt cửa sổ với nhiều trình duyệt khác như Facebook, Youtube,… cũng làm hiệu quả học tập trở nên kém đi. Vậy để tập trung tuyệt đối vào làm một điều gì đó bạn cần phải làm gì? Các phương pháp dưới đây có thể giúp ích phần nào cho bạn.
Vấn đề sống thử trước hôn nhân luôn là vấn đề nóng từ trước đến nay và chưa bao giờ mất đi tính thời sự. Tình trạng sống thử thường diễn ra đối với những người trẻ vậy bạn có thật sự hiểu khái niệm này và pháp luật điều chỉnh nó như thế nào và sống thử tác động đến đời sống quan hệ xã hội ra sao?