Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Những lựa chọn mạo hiểm cần tránh trong công việc của một pháp chế
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của đầu tư tài chính đó là “rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng nhiều”. Mở rộng ra những lĩnh vực khác, nguyên tắc này vẫn còn giữ nguyên giá trị. Trong công việc cũng vậy, nếu bạn cứ mãi giữ mình trong một vòng xoay công việc, trong một vùng an toàn nhàm chán thì những thành tựu bạn đã đạt được ở đó sẽ lặp đi lặp lại và theo thời gian, những thành tựu đó sẽ trở nên hết sức bình thường. Tuy nhiên không phải rủi ro nào cũng nên đối mặt, đặc biệt là những rủi ro liên quan tới pháp lý trong khi bạn là một chuyên viên pháp chế trong công ty.
>> Chuyên viên pháp chế là gì?
>> Chân dung Chuyên viên Pháp Chế / Pháp Lý
>> [Kỳ 2] Nghề Luật - Học và trở thành một Chuyên viên pháp chế
Nếu không mở rộng bán kính, mở rộng phạm vi “tấn công” thì trong công việc bạn sẽ không gặt hái được những thành tựu mới trong cuộc đời. Và nếu là một mẫu người thích chinh phục, hãy thử thách mình, đối diện với rủi ro và cố gắng vượt qua nó. Quả ngọt sẽ về.
Rủi ro là điều ta không thể tránh. Chính vì vậy, để trở thành một nhà đầu tư giỏi, chúng ta cần phải có kỹ năng, kiến thức để quản trị tốt rủi ro. Trong công việc cũng vậy, để có những thành quả ta cần quản trị rủi ro thật tốt. Có những rủi ro mà khi đối mặt với nó có thể thành công tuy nhiên có những rủi ro mà mỗi người cần phải tránh vì xác suất thành công là không nhiều. Trong việc hằng ngày, có những lựa chọn mạo hiểm nào mà một nhân viên pháp chế nên tránh vì rủi nó đem lại là quá lớn?
Công việc của một pháp chế
1. Nhảy việc vì “tự nhiên thấy chán”
Công việc của bạn đang rất ổn, mọi việc hết sức bình thường cho đến một ngày, tự nhiên bạn thấy… chán. Sẽ thật tệ khi bạn làm một công việc liên quan tới sáng tạo, nhưng mãi chưa nghĩ ra một ý tưởng gì hay ho cho nội dung sắp xuất bản của mình. Sẽ thật tệ nếu như một chuyên viên pháp chế mà các hợp đồng của công ty bị ùn ứ ở các khâu…. Bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản, bạn muốn chuyển việc.
Đừng vội vàng, đó là lời khuyên duy nhất. Trong công việc, bạn không thể và không bao giờ đảm bảo được rằng việc mình làm luôn trôi chảy. Bạn không thể đảm bảo trong đầu lúc nào cũng lung linh những ý tưởng sáng tạo. Đồng nghiệp không thể lúc nào cũng vui vẻ, sếp không phải lúc nào cũng thân thiện… Cho nên, cảm giác “tự nhiên thấy chán” là một cảm giác ai đã đang đi làm đều trải qua. Khi gặp phải, điều cần làm là tìm cách vượt qua nó chứ không phải là trốn chạy.
2. Đưa bản thân mình vào rủi ro pháp lý hay vi phạm những chuẩn mực đạo đức của riêng mình
Bạn là nhân viên pháp chế, có một lô hàng nguyên liệu đang bị niêm phong ở cảng mà chưa thể thông quan. Sếp yêu cầu bạn mang một số tiền lớn để đưa hối lộ cho cán bộ Hải Quan để lô hàng được thông quan để đảm bảo tiến độ sản xuất.
Là một nhân viên pháp chế, hoặc thậm chí là một người bình thường ai cũng hiểu và buộc phải hiểu rằng đưa hối lộ là hành vi vi phạm pháp luật. Mà người thực hiện hành vi đưa tiền (Là bạn) là một trong những người phải chịu trách nhiệm hình sự nếu vụ việc bị phát giác. Đừng vì lợi ích trước mắt, đừng vì những áp lực từ sếp, từ cấp trên mà tự đưa bản thân mình vào con đường vi phạm pháp luật. Là một pháp chế, công việc vận dụng pháp luật để giải quyết công việc cho công ty chứ không phải là vi phạm pháp luật, bất chấp hậu quả đã lường trước.
3. Quá sa đà vào những buổi tiệc “hậu công việc”
Là một nhân viên pháp chế, là người đại diện công ty đi thực hiện những công việc pháp lý. Bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các cơ quan nhà nước như Tòa án, Thi hành án dân sự, Quản lý thị trường, Thuế… Để giải quyết công việc trôi chảy, thực tế ngầm ai cũng hiểu rằng sẽ có 02 cách giải quyết chính.
Một là, con đường làm đúng luật, giải quyết đúng quy trình, hồ sơ pháp lý đầy đủ… từ đó các công việc của bạn được giải quyết nhanh chóng. Khi các thủ tục hồ sơ đầy đủ thì thật khó cho những ai muốn cản trở, nhũng nhiễu công việc của bạn và công ty.
Hai là, dùng con đường “ngoại giao”, ở đó nhân viên pháp chế phải là người quản giao, biết cách tạo lập các mối quan hệ trên mức công việc bình thường với một số người trong cơ quan chức năng. Từ đó, những người này sẽ tạo điều kiện cho những vướng mắc, công việc của bạn trôi chảy, đúng tiến độ. Sau khi hoàn thành những công việc đó thường là những buổi tiệc tùng mà công ty phải chi để “cám ơn” họ. Thậm chí nghiêm trọng hơn là những món quà vượt trên giá trị tinh thần… Đương nhiên, một nhân viên pháp chế nên là người quản giao, biết cách tạo lập các mối quan hệ để phục vụ cho công việc. Nhưng nếu quá lạm dụng và sa đà vào con đường này. Vô tình nhân viên pháp chế đó đã lựa chọn “tự phế truất” đi năng lực bản thân mình. Thay vì dùng kiến thức pháp lý và trí tuệ để thực hiện công việc thì nhân viên pháp chế lại dựa vào những mối quan hệ của mình. Qua thời gian, nhân viên pháp chế đó vô tình tự biến mình thành một kẻ chuyên “chạy việc” chứ không phải là một nhân viên pháp chế đúng nghĩa.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Những điều cần chuẩn bị trước khi thực tập pháp chế doanh nghiệp? Thực tập pháp chế doanh nghiệp mang lại lợi ích và khó khăn gì?
Pháp chế doanh nghiệp (corporate law) ngày càng trở thành nền tảng quan trọng giúp tổ chức phát triển bền vững. Vai trò, cơ hội và thách thức trong lĩnh vực này là gì?
Học pháp chế doanh nghiệp (corporate law) là gì và tại sao nó quan trọng cho doanh nghiệp? Khám phá cách học pháp chế giúp tối ưu hoá hoạt động kinh doanh và đảm bảo tuân thủ luật pháp.
Kỹ năng pháp chế doanh nghiệp (skills for in-house counsels) là gì? Tại sao kỹ năng pháp chế doanh nghiệp lại quan trọng? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng pháp chế doanh nghiệp?