OT có lẽ là khái niệm không còn quá xa lạ đối với dân văn phòng vì chắc hẳn công ty lớn hay nhỏ đều có những giai đoạn cần tập trung 100% nguồn nhân lực để hoàn thành dự án hay các tồn động công việc còn lại. Vậy OT là gì và pháp luật quy định như thế nào về tính lương OT?
Lương, thu nhập là mối quan tâm hàng đầu của bất kì ai khi đi làm, bên cạnh những hoài bão, ước mơ, đam mê… Việc được trả lương tương xứng, thậm chí là hẫu hĩnh chính là động lực lớn để bạn làm việc và cố gắng hơn qua mỗi ngày. Ngược lại, nếu nhận một mức lương không tương xứng, động lực và khát khao làm việc của người lao động cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực 01/01/2021 đã có những điểm mới nhất định trong đó đề cao quyền lợi của người lao động. Một trong những điểm mới mà người lao động đặc biệt quan tâm đó là lương, thưởng.
Khi đi làm, ai cũng mong muốn và hướng đến một mức lương cao. Lương cao giúp bạn chi tiêu thoải mái hơn, trang trải cuộc sống thuận lợi hơn, tái đầu tư sức lao động tốt hơn… Tuy nhiên trong thực tế, lương cao sẽ tỉ lệ thuận với “độ khó” của công việc, tỉ lệ thuận với áp lực của công việc. Và không phải ai cũng có can đảm để nhận cái “áp lực” đó.