Nhảy việc là hoạt động rời công ty cũ đã từng gắn bó để tìm việc làm mới. Có muôn vàn lý do khiến bạn quyết định nghỉ việc thế nhưng dù là gì đi nữa thì hãy sử xự chuyên nghiệp trước khi dừng việc ở công ty cũ để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt đồng nghiệp và cấp trên nhé.
Nhảy việc cũng có rất nhiều dạng như chuyển từ công ty ngày sang công ty khác cùng ngành nghề, chuyên môn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm nhảy việc khá hữu ích nhưng rộng hơn đó là chuyển đổi cả lĩnh vực nghề nghiệp hay còn gọi là nhảy việc trái ngành.
Chuyên viên pháp lý là vị trí công việc quan trọng và cần thiết trong bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Rất nhiều bạn trẻ đam mê và định hướng theo đuổi ngành nghề này. Hôm nay NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết con đường trở thành một Chuyên viên pháp lý.
Thư ký Tài chính là một vị trí không xa lạ gì trong những Công ty có những dự án đầu tư lớn với thời hạn đầu tư dài. Với các dự án lớn, việc tính toán, quản trị dòng tiền đòi hỏi những Chuyên viên về Tài chính doanh nghiệp, đầu tư có bề dày kinh nghiệm. Để đảm bảo công việc, những Chuyên viên Tài chính này luôn cần một hoặc một vài vị trí Thư ký Tài chính để giúp việc cho mình.
Hợp đồng là loại văn bản có giá trị và vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy các công ty doanh nghiệp lớn nhỏ luôn cần có nhân sự để quản lý hợp đồng và từ đó vị trí Chuyên viên Quản lý hợp đồng ra đời. Vậy vị trí công việc này là gì phải đảm nhận những nhiệm vụ nào? NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Chuyên viên tài chính là những người hỗ trợ công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính. Mỗi doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau thì trách nhiệm và nhiệm vụ của những Chuyên viên tài chính cũng sẽ khác nhau. Không phải Chuyên viên nào làm trong lĩnh vực tài chính cũng sẽ làm cùng một công việc như nhau. Có rất nhiều lĩnh vực khác nhau mà Chuyên viên tài chính phải đảm nhận.
Nhân viên Telesales là vị trí bán hàng thông qua điện thoại. Với chiến lược kinh doanh, đặc thù các công ty liên quan tới tài chính, bảo hiểm hoặc các sản phẩm trực tuyến sẽ có đội ngũ Telesale hùng hậu.
Kế toán là ngành nghề chưa bao giờ hết “hot” và luôn được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi. Không thể phủ nhận tầm quan trọng và cần thiết bắt buộc của phòng ban kế toán trong công ty, doanh nghiệp. Dẫu biết ngành nghề nào cũng có khó khăn và rủi ro, người làm kế toán cũng không ngoại lệ. Nhân viên kế toán cũng đã gặp không ít khó khăn khi làm việc và để vượt qua được cần có rất nhiều nghị lực, kiến thức chuyên môn cũng như niềm yêu nghề.
Chuyên viên đào tạo là nhân lực thuộc phòng đào tạo, những người ở vị trí này chuyên tổ chức, thực hiện các chương trình định hướng, đào tạo nhân viên cho doanh nghiệp. Trách nhiệm của họ là đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực của công ty. Đây là vị trí việc làm vô cùng hấp dẫn mà nhiều bạn sinh viên mong muốn chinh phục. Dưới đây là 05 bước giúp bạn trở thành một Chuyên viên đào tạo chuyên nghiệp.
Chuyên viên kinh doanh có trách nhiệm chính là bán sản phẩm, dịch vụ của công ty. Trách nhiệm này giống với nhân viên kinh doanh, nhưng bản chất, yêu cầu và đòi hỏi với vị trí chuyên viên kinh doanh trong thực tế các doanh nghiệp cao hơn những nhân viên kinh doanh trong cùng bộ phận chuyên trách.
Viết CV như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, tăng cơ hội việc làm có lẽ là câu hỏi mà hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường thắc mắc và các cử nhân luật cũng không ngoại lệ. Có thể bạn đã nhắm trúng vào một công ty doanh nghiệp lớn nhưng vẫn còn băn khoăn vì không biết thể hiện gì trong CV vì ngành luật là một chuyên ngành khó đòi hỏi tính cẩn thận, logic cao thì bài viết này có thể giúp ích được cho bạn ít nhiều nỗi lo ngại này.
Văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo nên sự phát triển của công ty. Một công ty có nền tảng tốt, văn hóa chuyên nghiệp sẽ không chỉ giúp công ty tiến xa hơn trên thương trường mà còn giúp nhân viên gắn kết tăng năng suất lao động hiệu quả với những đãi ngộ tốt. Tuy nhiên không phải công ty doanh nghiệp nào cũng có văn hóa công ty tốt và lành mạnh. Những dấu hiệu nào để xác định bạn đang sống trong một môi trường văn hóa độc hại?
Pháp chế/ Luật sư nội bộ có trách nhiệm chính là giải quyết các công việc, vướng mắc pháp lý của công ty. Các công việc chi tiết tùy theo đặc thù mỗi doanh nghiệp (ngành nghề kinh doanh (BĐS, xây dựng, dược phẩm …), lĩnh vực hoạt động (sản xuất, thương mại, dịch vụ …), tùy theo mô hình doanh nghiệp (Công ty TNHH, Công ty cổ phần, nhóm công ty, Tập đoàn …). Nếu 1 nhân sự thì phải đảm đương hết mọi công việc, nếu nhiều nhân sự thì các công việc được chuyên môn hóa hơn.
Trong thời buổi mở cửa hiện nay, số tiền đầu tư của các doanh nghiệp được tăng cao nhưng cũng kèm theo các mối lo về pháp lý trong công việc kinh doanh. Để tạo sự an tâm, các công ty, doanh nghiệp bắt đầu có xu hướng tuyển dụng những nhân sự tư vấn Luật để tránh tình trạng "nước tới chân mới nhảy". Vì thế, chuyên viên pháp chế đang nổi lên là một công việc rất có tiềm năng hiện nay.