Dân công sở luôn quen với việc có 1 giờ 30 phút nghỉ trưa mỗi ngày. Có rất nhiều điều để cần phải làm trong thời gian nghỉ trưa này và chúng ta luôn cảm thấy phấn chấn hơn khi rời xa bàn làm việc. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những giờ nghỉ trưa ngắn ngủi sẽ giúp con người ta tỉnh táo hơn, tăng hiệu suất làm việc và đem lại một số điều có lợi nhất định. Vậy phải sắp xếp thời gian nghỉ trưa sao cho hiệu quả để không phải phí hoài khoảng “thời gian vàng”.
Thư ký nghiệp vụ công chứng là một vị trí công việc quan trọng trong Văn phòng Công chứng hoặc Phòng công chứng. Tuy là vị trí công việc ưu tiên dành cho những sinh viên Luật mới ra trường, những người ít kinh nghiệm, nhưng đó lại là môt vị trí quan trọng hang đầu trong các tổ chức hành nghề.
Không phải ai đi làm cũng mang trong mình một năng lượng tích cực sống và cống hiến hết mình với công ty. Có một bộ phận người trẻ xem mỗi ngày đi làm là mỗi ngày bị đày đọa, họ vật vờ nơi văn phòng chỉ chực chờ giờ tan tầm để xách túi về nhà. Vậy làm thế nào để thoát ra khỏi cảm giác chán ghét việc đi làm và công việc mình đang làm.
Làm người trưởng thành chưa bao giờ là điều dễ dàng, Hằng ngày phải xoay quanh với hàng tá công việc cùng với gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến chúng ta trở nên mệt mỏi và mất kiểm soát với chính mình. Những lo lắng căng thẳng mà bạn phải trải qua ở chốn công sở phần nào làm suy nghĩ của bản thân trở nên bế tắc và chuyển hóa năng lượng tiêu cực mang tên stress. Bài viết dưới đây chỉ rõ 03 dạng stress mà dân văn phòng thường gặp nhất khi đi làm.
Được làm việc trong các công ty Luật luôn là mục tiêu phấn đấu của các bạn tân cử nhân học luật. Vậy, khi phỏng vấn các công ty Luật thường đưa ra những câu hỏi gì? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc, giúp bạn có thể “trót lọt” bước chân vào được công ty, doanh nghiệp mà bạn mong muốn.
CV là từ viết tắt của “Curriculum Vitae” hay việt hóa ra là sơ yếu lý lịch. CV là tài liệu quan trọng được các nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu để đi đến kết luận có quyết định mời bạn đến phỏng vấn hay không. Vậy CV bao gồm những gì và bạn cần phải chăm chút nó như thế nào để “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng? Dưới đây là một số hướng dẫn để bạn có thể tạo nên một CV ấn tượng.
Khi phỏng vấn tìm việc làm người sử dụng lao động luôn cam kết với người lao động rằng sẽ được hưởng các đãi ngộ chế độ phúc lợi trong đó có đóng bảo hiểm. Nhưng thật chất vẫn có nhiều người lao động còn mơ hồ về các loại bảo hiểm này. Bài viết sẽ giải thích rõ về các chế độ bảo hiểm và các loại bảo hiểm trong doanh nghiệp hiện nay.
Công cuộc tìm việc làm chưa bao giờ là dễ dàng đối với người trẻ. Sau 77,99 cửa ải từ gửi CV, duyệt CV, cho đến việc nhà tuyển dụng mời bạn đến phỏng vấn quả thật rất khó nhằn. Vậy để một buổi phỏng vấn diễn ra thành công mang lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng bạn cần chuẩn bị những gì?
Ít nhất một lần khi tham gia các cuộc phỏng vấn bạn sẽ nhận được câu hỏi dạng như: “Tại sao chúng tôi nên nhận bạn?” “Trong 100 người ứng tuyển, bạn có gì nổi bật để công ty chúng tôi chọn bạn?” “Bạn có thật sự đảm nhận được tốt vị trí đang ứng tuyển tại đây?” “Cho chúng tôi biết bạn có gì phù hợp cho vị trí này?” Dù là cách hỏi khác nhau nhưng các nhà tuyển dụng đều có chung một mục đích và các ứng viên thường lúng túng mất thời gian khá lâu khi gặp dạng câu hỏi này.
Ngày đầu phỏng vấn xin việc nhà tuyển dụng đã nhìn tôi và nhận xét: Giọng nói nhẹ nhàng, bình tĩnh, dễ nghe có sức thuyết phục và thế là tôi được nhận. Không chắc là công ty trên nhận tôi vào là do giọng nói hay do bài test kỹ năng hoàn thành đạt yêu cầu nhưng tóm lại bài viết này sẽ khai thác vấn đề giọng nói phần nào phản ánh tính cách con người bạn.
Một hiện tượng dễ nhận thấy trong những năm gần đây trong thị trường lao động về ngành Luật. Đó là việc một số đơn vị sử dụng lao động (Tổ chức hành nghề Luật sư, Văn phòng công chứng…) thường xuyên tuyển dụng lao động với các vị trí như “học việc” “thực tập” với những mức lương rất thấp thậm chí là không trả lương. Bài viết này sẽ không đi sâu, không mổ xẻ những vấn đề mang tính “bóc phốt”. Mà dựa trên những hiện tượng, sự kiện có thật đã nêu. Tôi sẽ kể ra 04 hệ lụy xấu với xã hội nếu các đơn vị sử dụng lao động tiếp tục ép giá Cử nhân Luật giống như những năm gần đây.
Phỏng vấn tuyển dụng có “muôn hình vạn trạng”, nhưng luôn có những vấn đề cơ bản, những câu hỏi chung nhất mà hầu như cuộc phỏng vấn nào cũng có. Để có một buổi phỏng vấn thành công, ứng viên cần chuẩn bị những câu trả lời với những câu hỏi thường gặp dưới đây.
Cuộc phỏng vấn tuyển dụng có thể được xem là một cuộc trò chuyện, một cuộc trao đổi, và cũng có thể được xem là một cuộc đấu trí giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Ở đó những câu hỏi và trả lời giữa hai phía đôi khi không chỉ là hỏi và đáp đơn thuần. Mà ở đó, thông qua những lời hỏi đáp hai bên có thể đánh giá lẫn nhau về sự phù hợp, về năng lực về tính cánh… Và những câu hỏi bẫy chính là thứ “vũ khí” lợi hại được nhà tuyển dụng sử dụng để kiểm tra năng lực, phản xạ của ứng viên trong cuộc đấu trí này.
Cám ơn chính là hành động tốt đẹp để mở ra những hướng đi mới trong bất kì một mối quan hệ xã hội nào bạn đang có. Người ta vẫn nói rằng, mỗi một người khi bước ngang cuộc đời ta đều cho ta những bài học giá trị. Trong tuyển dụng cũng vậy, dù kết quả tuyển dụng có như mong muốn hay không, bạn cũng nên dành sự biết ơn, trân trọng với người đã từng tạo cơ hội cho mình.
Thông thường trong quá trình tuyển dụng, các ứng viên đến dự phỏng vấn sẽ biết kết quả sau khoảng 3 – 5 ngày, hoặc chậm nhất là 7 – 10 ngày. Ngoại trừ những trường hợp mà nhà tuyển dụng không liên lạc để thông báo kết quả thì ứng viên sẽ biết kết quả buổi phỏng vấn trong khoảng thời gian nêu trên. Nhưng liệu có cần chờ đến 10 ngày để biết một kết quả mà bạn có thể phỏng đoán dựa trên những biểu hiện bạn có thể nhận biết? Một buổi phỏng vấn không thành công thường sẽ có những dấu hiệu sau…
Lương là một chủ đề được xem là quan trọng trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Đặc biệt với những trường hợp mà ứng viên và nhà tuyển dụng đã bắt đầu thấy “hợp nhau” thì việc đàm phán về lương là cánh cửa cuối cùng để hai bên tiến tới sự gắn bó trong công việc. Nhưng sự thật nhiều ứng viên lại coi nhẹ việc đàm phán lương với nhà tuyển dụng, đó là sai lầm nên tránh. Mức lương không chỉ là mức thu nhập của mỗi người khi đi làm, mà nó còn thể hiện, đánh giá được năng lực, trình độ, sự hiệu quả của một nhân sự trong công ty. Cho nên ứng viên khi ngồi lên bàn đàm phán, đừng bao giờ xem nhẹ điều này.
Khi bạn tham gia phỏng vấn tại một công ty, thông thường nhà tuyển dụng sẽ trao đổi với mức lương ở vòng phỏng vấn thứ 2 hoặc là thứ 3. Vì khi đó, nhà tuyển dụng đã đánh giá được mức độ phù hợp của ứng viên và đã thật sự muốn tuyển ứng viên cho vì trí đang cần. Lúc này các vấn đề về phúc lợi, lương, thưởng… sẽ được nhà tuyển dụng trao đổi kỹ với ứng viên để làm rõ ngay từ đầu. Tuy nhiên, nếu như nhà tuyển dụng không đề cập tới chuyện “lương bổng” thì ứng viên phải làm như thế nào?
Buổi phỏng vấn đơn thuần chỉ là một buổi trò chuyện để hai bên tìm hiểu nhau, xem xét đánh giá mức độ phù hợp để đi đến “hôn nhân”. Có nghĩa là hai bên ở hai vị trí ngang bằng trên bàn “đàm phán”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được điều đó, đặc biệt là các bạn ứng viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn nhiều. Điều đó dẫn đến tâm lý hồi hộp, lo lắng. Đã hồi hộp lo lắng, nếu nhà tuyển dụng có đặt ra những câu hỏi bất ngờ, câu hỏi “lạ” thì sự lúng túng là điều dễ hiểu. Vậy ngoài việc phải có một tâm lý thật vững trước khi phỏng vấn, bạn còn cần phải chuẩn bị trước một số dạng câu hỏi “lạ” mà người phỏng vấn có thể đặt ra cho bạn để vượt qua buổi phỏng vấn nhé.
Một buổi phỏng vấn tuyển dụng không phải là một buổi “thấm vấn”, mà đúng bản chất của nó là một cuộc trò chuyện, trao đổi để hai bên tìm hiểu lẫn nhau. Chính vì vậy, ngoài những câu hỏi liên quan tới bản chất, nội dung công việc thì bất kỳ câu hỏi nào cũng có thể xuất hiện trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng.
Trong những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên, câu hỏi “vì sao em nghỉ việc ở công ty cũ” có lẽ là câu hỏi khiến nhiều ứng viên bối rối nhất. Lý do vì sao lại có hiện tượng bối rối này?