Từ vị trí là một sinh viên, việc học là quan trọng nhất chuyển mình thành một người lao động sau khi tốt nghiệp, đây có thể xem là bước chuyển mình quan trọng nhất của cuộc đời mỗi người. Khi bắt đầu một hành trình mới, chắc hẳn ai cũng phải gặp những điều bỡ ngỡ. Khi đi làm cũng vậy, sẽ có những thứ khác biệt giữa đi làm và đi học đôi khi nếu không hình dung được sẽ khiến ta bị “choáng”. Để tránh những lần choáng váng đó, bạn nên hình dung trước những vấn đề mình có thể gặp phải bằng cách tham khảo những anh chị đi trước, hoặc đơn giản hơn là bạn có thể đọc thêm ở bài viết này.
Cuộc phỏng vấn tuyển dụng có thể được xem là một cuộc trò chuyện, một cuộc trao đổi, và cũng có thể được xem là một cuộc đấu trí giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Ở đó những câu hỏi và trả lời giữa hai phía đôi khi không chỉ là hỏi và đáp đơn thuần. Mà ở đó, thông qua những lời hỏi đáp hai bên có thể đánh giá lẫn nhau về sự phù hợp, về năng lực về tính cánh… Và những câu hỏi bẫy chính là thứ “vũ khí” lợi hại được nhà tuyển dụng sử dụng để kiểm tra năng lực, phản xạ của ứng viên trong cuộc đấu trí này.
Công sở là chính là một xã hội thu nhỏ. Dù có là một tập thể thì tập thể đó cũng được tạo nên từ những cá thể riêng biệt với những tính cách khác nhau, đến từ những vùng miền khác nhau, những nền văn hóa khác nhau, và những quan điểm sống khác nhau… Chính vì vậy chúng ta không thể tránh khỏi những vướng mắc, rắc rối giữa mối quan hệ người và người. Và thậm chí nghiêm trọng hơn là việc “đấu đá nội bộ”. Và có những “trò bẩn” tiềm ẩn ở nơi công sở mà bạn cần phải lưu tâm.
Lương là một chủ đề được xem là quan trọng trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Đặc biệt với những trường hợp mà ứng viên và nhà tuyển dụng đã bắt đầu thấy “hợp nhau” thì việc đàm phán về lương là cánh cửa cuối cùng để hai bên tiến tới sự gắn bó trong công việc. Nhưng sự thật nhiều ứng viên lại coi nhẹ việc đàm phán lương với nhà tuyển dụng, đó là sai lầm nên tránh. Mức lương không chỉ là mức thu nhập của mỗi người khi đi làm, mà nó còn thể hiện, đánh giá được năng lực, trình độ, sự hiệu quả của một nhân sự trong công ty. Cho nên ứng viên khi ngồi lên bàn đàm phán, đừng bao giờ xem nhẹ điều này.
Đã bao giờ bạn bắt gặp những câu hỏi như “tôi đã rất cố gắng, vậy mà công ty vẫn sa thải tôi” chưa? Thật ra, sự cố gắng mà bạn đang thể hiện đó chỉ là điều kiện cần, và điều kiện đủ của một sự cố gắng là phải đem lại sự hiệu quả cuối cùng, đó mới là thứ mà người sử dụng lao động mong muốn ở một nhân viên.
Nhân viên kinh doanh là người có nhiệm vụ dùng các giải pháp hỗ trợ, tư vấn, chăm sóc khách hàng để đi đến mục đích là bán được sản phẩm của công ty. Nhân viên kinh doanh là lực lượng chủ đạo đem vê doanh thu cho công ty.
Khi bạn tham gia phỏng vấn tại một công ty, thông thường nhà tuyển dụng sẽ trao đổi với mức lương ở vòng phỏng vấn thứ 2 hoặc là thứ 3. Vì khi đó, nhà tuyển dụng đã đánh giá được mức độ phù hợp của ứng viên và đã thật sự muốn tuyển ứng viên cho vì trí đang cần. Lúc này các vấn đề về phúc lợi, lương, thưởng… sẽ được nhà tuyển dụng trao đổi kỹ với ứng viên để làm rõ ngay từ đầu. Tuy nhiên, nếu như nhà tuyển dụng không đề cập tới chuyện “lương bổng” thì ứng viên phải làm như thế nào?
Cướp giật tài sản là hàng giả, giá trị thực tế thấp nhưng phải chịu khung hình phạt tương đương với tài sản hàng thật, giá trị cao. Đó là những quy định theo pháp luật hiện hành được quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 và Nghị định 30/2018/NĐ-CP.
Ở bài viết trước đã nhắc đến việc cần phải chuẩn bị những thứ như xem lại CV, nghiên cứu về công ty, vị trí, đường đi… trước khi đến phỏng vấn. Hôm nay tôi sẽ đề cập đến một vấn đề đặc biệt quan trọng mà bạn phải chuẩn bị thật kỹ trước khi đi phỏng vấn, đó là ngoại hình.
Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 588/QĐ-TTg nhằm phê duyệt điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030. Trong đó có rất nhiều chương trình quan trọng, ảnh hưởng tới chính sách dân số của nước ta trong tương lai. NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT xin được điểm qua một số điểm đáng lưu ý tại Quyết định này của Thủ tướng tại bài viết dưới đây.
Nghề đi biển vốn “kén” người, việc thu hút nguồn nhân lực hàng hải càng khó khăn khi cơ chế đặc thù dành cho nhóm ngành này gần như không có.
Nhiều giáo viên xôn xao việc, muốn thăng hạng hay không muốn thăng hạng đều phải đóng tiền đi học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Vậy cụ thể vấn đề này như thế nào?