Chuyên viên pháp lý là vị trí công việc quan trọng và cần thiết trong bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Rất nhiều bạn trẻ đam mê và định hướng theo đuổi ngành nghề này. Hôm nay NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết con đường trở thành một Chuyên viên pháp lý.
Pháp chế là bộ phận không thể thiếu trong mỗi công ty, doanh nghiệp. Vì tính chất pháp lý cần độ chính xác cao vì vậy Nhân viên pháp chế đảm nhận vị trí này cần hội tụ nhiều kỹ năng quan trọng để hành nghề.
Trưởng ban Pháp chế được xem là nhân sự cấp cao trong phòng ban pháp chế là người được xem là giữ vai trò quyết định trong các hoạt động pháp lý của công ty. Vậy Trưởng ban Pháp chế là gì và công việc chính của những người đảm nhận vị trí này là như thế nào?
Legal Manager hay còn gọi là Giám đốc pháp chế. Là người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực pháp luật và pháp lý của doanh nghiệp. Vậy Legal Manager là gì? Công việc chính của họ diễn ra như thế nào? Hãy cùng NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT tìm hiểu rõ nghề nghiệp này.
Thị thực hay còn gọi là Thị thực xuất nhập cảnh có tên tiếng anh: Visa, được xem là “tấm vé thông hành” là bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực.
Bộ phận pháp chế doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của công ty. Những người đảm nhận vị trí này có nhiệm vụ đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động theo trình tự và đúng pháp luật. Một doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu Pháp chế doanh nghiệp.
Nhân viên hành chính pháp lý là những nhân viên “đa zi năng” đảm nhận khá nhiều công việc nên kỹ năng nghề nghiệp của vị trí này được các nhà tuyển dụng đòi hỏi tương đối cao. Các kỹ năng giúp tán đổ nhà tuyển dụng chinh phục vị trí Nhân viên hành chính pháp lý sẽ được NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT liệt kê trong bài viết dưới đây.
Cũng giống như Nhân viên pháp chế doanh nghiệp nhưng Nhân viên pháp chế bất động sản chỉ làm việc chuyên sâu lĩnh vực bất động sản. Và vì tính chất ngành nghề không dễ dàng nên người làm pháp chế bất động sản cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng bí quyết riêng để hoàn thành tốt công việc của mình.
Nhân viên kiểm soát nội bộ là người thực hiện trong bộ phận của doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý.
Ban pháp chế là bộ phận có vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan quản lý, điều hành trong doanh nghiệp và thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp. Rất nhiều bạn Cử nhân Luật chọn theo con đường pháp chế thay vì làm những công việc đặc thù ngành như Luật sư, Công chứng viên, Thư ký tòa án,… Vậy để vào nghề pháp chế doanh nghiệp bạn cần phải chuẩn bị những hành trang cần thiết nào?
Trợ lý Luật sư và Thư ký pháp lý (Thư ký Luật sư) là các vị trí nghề nghiệp mà cử nhân Luật đều có thể ứng tuyển làm việc sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên có nhiều người thường nhầm lẫn rằng hai vị trí công việc này là một. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ hai công việc tiềm năng để phát triển sự nghiệp trên con đường pháp lý này.
Mỗi chủ thể khi thành lập và hoạt động doanh nghiệp đều đặt rất nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu các quy định của pháp luật thuế tuy nhiên vì hiểu biết còn hạn chế cũng như sự phức tạp của pháp luật nên hầu hết các doanh nghiệp đều cần Nhân viên tư vấn thuế. Vì vậy, Nhân viên tư vấn thuế đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn, áp dụng các chính sách thuế đối với doanh nghiệp.
Chuyên viên pháp lý dự án là chức danh chỉ những người đảm nhận các vấn đề liên quan đến pháp lý trong các dự án bất động sản. Nhìn chung công việc của Chuyên viên pháp lý dự án có phần giống với công việc của Chuyên viên pháp lý thông thường tuy nhiên có vài điểm khác nhau đặc trưng nhất định.
Thư ký nghiệp vụ công chứng có vị trí quan trọng trong các tổ chức hành nghề công chứng. Nhiệm vụ của những người đảm nhận công việc này là giúp, thực hiện các công việc pháp lý liên quan đến nghiệp vụ công chứng cho Công chứng viên. Vậy, công việc chính của một Thư ký nghiệp vụ Công chứng là gì? NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây.
Luật pháp tồn tại và phát triển song song với đời sống xã hội. Với tầm quan trọng đó thì người học luật chính là nguồn nhân lực chủ yếu để thực thi pháp luật sau này, cơ hội nghề nghiệp theo đó cũng rộng mở và chia đều cho tất cả mọi người đam mê theo đuổi ngành luật.
Các tổ chức, doanh nghiệp đều rất coi trọng và thực hiện nghiêm chỉnh quá trình phỏng vấn để tìm được ứng viên phù hợp. Nhân viên pháp chế ngân hàng là một vị trí tương đối khó vì vậy tiêu chuẩn ứng viên cũng theo đó cũng bị đòi hỏi rất cao. Dưới đây là những câu hỏi mà nhà tuyển dụng dung để hỏi khi tuyển dụng vị trí nhân viên pháp chế ngân hàng. Bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các câu trả lời phỏng vấn am hiểu tường tận vị trí làm việc cũng như nắm rõ kiến thức pháp luật liên quan chuyên ngành để lọt vào “mắt xanh” nhà tuyển dụng.
Chuyên viên pháp chế luôn là vị trí công việc mơ ước của nhiều bạn cử nhân Luật. Về định hướng sự nghiệp cũng như công việc chính của vị trí chuyên viên pháp chế, NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT đã đề cập trong các bài viết trước. Nếu quyết tâm theo đuổi công việc này thì chắc hẳn bạn sẽ không thể nào bỏ qua 05 kế hoạch then chốt dưới đây.
Nhân viên hành chính pháp lý là một vị trí công việc mang tính đặc thù mà không phải doanh nghiệp nào trên trị trường cũng có nhu cầu tuyển dụng.
Như nhiều lần đã đề cập, nhân viên pháp chế là người giải quyết các công việc pháp lý cho công ty. Tuy nhiên không phải công việc của pháp chế nào cũng giống nhau, bởi đặc thù doanh nghiệp, đặc thù lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nên công việc của pháp chế cũng có những đặc thù. Đôi với pháp chế trong doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng vậy. Cũng sẽ có những công việc đặc thù mà không có một nhân viên pháp chế nào ở các doanh nghiệp khác có sự tương đồng.
Không phải môi trường công sở nào cũng lành mạnh và nghiêm túc. Khi làm việc có rất nhiều người không tránh khỏi những hành động quấy rối dù là lời nói hay hành động. Nhận biết những dấu hiệu có thể sẽ bị quấy rối nơi công sở dưới đây để có biện pháp phòng ngừa và bảo vệ bản thân mình.