Sự thật về thu nhập của nhân viên pháp chế mà không ai tiết lộ với bạn?
Thu nhập của nhân viên pháp chế cập nhật mới nhất 2025? Ký hợp đồng làm nhân viên pháp chế có phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động không?
Sự thật về thu nhập của nhân viên pháp chế mà không ai tiết lộ với bạn?
[1] Nhân viên pháp chế là:
- Pháp chế có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thống nhất và hiệu lực của hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, và ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.
- Pháp chế doanh nghiệp được hiểu là nhân viên thực hiện vai trò tư vấn về pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ các nội dung, vấn đề phát sinh liên quan đến pháp luật và trong một số trường hợp còn thực hiện kiểm soát quy định nội bộ công ty.
- Nhân viên pháp chế là người chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp, đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng các quy định pháp luật.
[2] Mức thu nhập của nhân viên pháp chế theo kinh nghiệm tích lũy :
Theo thống kê của NhanSu.vn thì mức lương của Nhân Viên Pháp Chế dưới 1 năm kinh nghiệm trung bình là 8.7 Triệu VNĐ. Mức lương vị trí Nhân Viên Pháp Chế từ 1-4 năm kinh nghiệm trung bình là 10.3 Triệu VNĐ. Với vị trí Nhân Viên Pháp Chế yêu cầu từ 5-9 năm kinh nghiệm thì mức lương trung bình tương ứng là 12.7 Triệu VNĐ/tháng.
[3] Kỹ năng cần thiết của nhân viên pháp chế:
- Kỹ năng chuyên môn
+ Kỹ năng tư vấn pháp luật
+ Kỹ năng soạn thảo văn bản
+ Kỹ năng đàm phán hợp đồng
+ Kỹ năng tư vấn nội bộ
+ Kỹ năng triển khai, kiểm soát, báo cáo công việc
+ Kỹ năng quản trị rủi ro pháp lý
+ Kỹ năng nghiên cứu các quy định pháp lý
- Tính cẩn thận, chính xác trong công việc
- Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
- Đàm phán, thuyết trình, xây dựng mối quan hệ
- Thích nghi nhanh và chịu được áp lực công việc
- Đạo đức nghề nghiệp
- Giỏi giao tiếp
- Ý thức chấp hành pháp luật cao
[4] Mô tả công việc của nhân viên pháp chế:
- Tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi điều lệ doanh nghiệp, xây dựng và ban hành nội dung, quy chế của doanh nghiệp, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể bao gồm: thuế, tài chính, vay, thế chấp, mua, bán tài sản, chứng khoán, đầu tư, lao động, chuyển nhượng cổ phần …
- Đại diện pháp lý cho doanh nghiệp: Tổ chức pháp chế thay mặt cho chủ doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người lao động;
- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện pháp lý theo ủy quyền của chủ doanh nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp và người lao động.
- Quản trị rủi ro cho doanh nghiệp: Trong đó dự báo, đánh giá và kiểm soát rủi ro là quan trọng, đặc biệt là khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế bởi lợi nhuận càng cao rủi ro càng lớn.
- Công việc liên quan đến tư vấn hợp đồng: Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng của doanh nghiệp với các đối tác; rà soát, hiệu chỉnh: các bản dự thảo hợp đồng do các đối tác, khách hàng, các bộ phận chuyên môn gửi, cấp dưới trình…
- Các loại việc khác liên quan: Đại diện thực hiện các công việc ngoài tố tụng: thủ tục xin cấp các loại giấy phép đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước đối với bất kỳ việc gì khi có yêu cầu; cập nhật văn bản pháp luật, chính sách pháp luật mới của nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp …
Tóm lại, nhân viên pháp chế, tùy phạm vi phân công công việc, có thể phụ trách hoặc phối hợp thực hiện các công việc trên.
Sự thật về thu nhập của nhân viên pháp chế mà không ai tiết lộ với bạn (Hình ảnh từ Internet)
Ký hợp đồng làm nhân viên pháp chế có phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động không?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng cụ thể như sau:
Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Như vậy, nhân viên pháp chế, khi ký hợp đồng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];