Tỷ giá pi network là gì? Cách tính tỷ giá Pi? Tiền ảo Pi Network có được xem là tài sản hay không?

Tỷ giá pi network là gì? Cách tính tỷ giá Pi như thế nào? Tiền ảo Pi Network có được xem là tài sản hay không? Sử dụng Pi Network trên sàn giao dịch Pi có được pháp luật Việt Nam thừa nhận chưa?

Đăng bài: 08:46 21/02/2025

Tỷ giá pi network là gì? Cách tính tỷ giá Pi? Tiền ảo Pi Network có được xem là tài sản hay không?

Pi network là một loại tiền ảo được thiết kế đặc biệt cho thiết bị di động, với việc khai thác dễ dàng mà không tốn nhiều năng lượng thông qua giao thức đồng thuận Stellar. Hệ sinh thái Pi network hiện bao gồm một ứng dụng di động cho phép người dùng khai thác Pi trong vòng 24 giờ.

Ngày 20/2, đồng Pi network chính thức ra mắt trên sàn giao dịch OKX. Cụ thể, theo ghi nhận từ sàn OKX, cặp giao dịch PI/USDT đã bắt đầu được niêm yết với biên độ dao động mạnh.

Vậy tỷ giá pi network là gì?

Tỷ giá là mức giá tại một thời điểm nhất định mà ở đó đồng tiền của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Các loại tỷ giá được sử dụng nhiều bao gồm:

- Tỷ giá hối đoái là thuật ngữ liên quan đến tỷ giá được nhiều người biết đến nhất. Tỷ giá hối đoái hay tỷ giá trao đổi ngoại tệ được hiểu là tỷ giá giữa hai loại tiền tệ khác nhau, thể hiện số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để có thể mua được một đơn vị ngoại tệ khác. Ví dụ, tại Việt Nam, tỷ giá hối đoái sẽ là tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam (VND) với giá trị ngoại tệ khác như USD, EUR, JPY… Tỷ giá này sẽ được điều chỉnh xoay quanh tỷ giá trung tâm mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố hàng ngày.

- Tỷ giá liên ngân hàng là tỷ giá hình thành trên thị trường liên ngân hàng, là một công cụ để NHNN có thể kiểm soát được tỷ giá mua và tỷ giá bán của các NHTM. Thị trường liên ngân hàng là thị trường giao dịch chỉ dành riêng cho các ngân hàng, tổ chức doanh nghiệp quy mô lớn.  

- Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán dựa trên một đồng tiền thứ ba. Đồng USD thường là đồng tiền được sử dụng để xác định tỷ giá chéo. Một số tỷ giá chéo có thể kể đến như EUR/JPY, EUR/GBP, AUD/NZD…

Theo đó, có thể hiểu tỷ giá pi network chính là tỷ giá chéo, là tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán dựa trên một đồng tiền thứ ba và đồng USD thường là đồng tiền được sử dụng để xác định tỷ giá chéo. 

Tỷ giá pi network tại Việt Nam là mức giá tại một thời điểm nhất định mà đồng pi network chuyển đổi sang đồng tiền Việt Nam.

Vi dụ: Giá pi network trên sàn dao động từ 1,3 đến 2 USDT/Pi.

Mà 1 USDT= 25.519,97 Đồng (VND)

Như vậy, giá pi network đổi sang đồng tiền Việt Nam :1 Pi xấp xỉ bằng 33.000 – 51.000 VND.

Lưu ý: Giá “Tỷ giá pi network là gì? ” chỉ mang tính tham khảo. Giá pi và giá USDT có thể thay đổi tùy vào thời điểm khác nhau.

Tiền ảo Pi Network có được xem là tài sản hay không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:

Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Theo đó, tài sản sẽ được công nhận theo pháp luật gồm có 4 loại:

- Vật: như vàng bạc, xe cộ, đất đai, nhà cửa...

- Tiền: là phương tiện thanh toán do Nhà nước Việt Nam phát hành, được Nhà nước bảo hộ để định giá, trao đổi, thanh toán cho các loại tài sản khác. Tiền bao gồm cả tiền trong nước và ngoại tệ.

- Giấy tờ có giá: như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc…

-  Quyền tài sản: là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất...

Như vậy, quy định pháp luật hiện chưa công nhận tiền điện tử nói chung và Tiền ảo Pi Network nói riêng là tài sản, Do đó cần chú ý mọi giao dịch có liên quan đến tiền điện tử đều mang rủi ro rất cao.

Tỷ giá pi network là gì? Cách tính tỷ giá Pi? Tiền ảo Pi Network có được xem là tài sản hay không?

Tỷ giá pi network là gì? Cách tính tỷ giá Pi? Tiền ảo Pi Network có được xem là tài sản hay không? (Hình từ Internet)

Việc sử dụng Pi Network trên sàn giao dịch Pi có được pháp luật Việt Nam thừa nhận chưa?

Căn cứ nội dung tại Công văn 14756/BTC-UBCK năm 2021 có nêu rõ nội dung về nghiên cứu, bổ sung các quy định về “tài sản ảo” do Bộ Tài chính ban hành:

Bộ Tài chính xin trả lời như sau:
Thực hiện Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và Công văn số 11633/VPCP-KTTH ngày 29/18/2018 của Văn phòng Chính phủ về báo cáo về việc rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật, thực tiễn về tài sản ảo, tiền ảo, Bộ Tài chính đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo theo Quyết định số 664/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 nhằm triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Qua nghiên cứu, đánh giá, Bộ Tài chính nhận thấy các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo mặc dù có những lợi ích tiềm năng về đổi mới sáng tạo, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư và thị trường tài chính. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán hiện nay đã và đang phát huy vai trò là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Việc triển khai hoạt động huy động vốn qua tài sản mã hóa (tài sản ảo, tiền ảo) trong thời điểm hiện tại có nguy cơ làm gia tăng rủi ro, ảnh hưởng đến ổn định thị trường. Ngoài ra, tài sản mã hóa (tài sản ảo, tiền ảo) chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Việc huy động vốn qua phát hành tài sản mã hóa và giao dịch tài sản mã hóa là chứng khoán chỉ có thể được xem xét sau khi có các quy định pháp lý.
...

Theo đó, Bộ Tài chính có nêu rõ: mặc dù các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo có những lợi ích tiềm năng về đổi mới sáng tạo, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư và thị trường tài chính.

Theo đó, Việc triển khai hoạt động huy động vốn qua tài sản mã hóa (tài sản ảo, tiền ảo) trong thời điểm hiện tại có nguy cơ làm gia tăng rủi ro, ảnh hưởng đến ổn định thị trường.

Ngoài ra, tài sản mã hóa (tài sản ảo, tiền ảo) chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận.

Như vậy, có thể thấy tiền ảo nói chung và Pi Network nói riêng chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam chưa cho phép sử dụng Pi Network làm phương tiện thanh toán.

Người sử dụng tiền ảo Pi network để giao dịch thanh toán thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
...
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Hoạt động không đúng nội dung chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
...

Đồng thời, tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...

Như đã phân tích tiền ảo Pi network không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Do đó, người có hành vi sử dụng tiền ảo Pi để giao dịch thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

35 Nguyễn Phạm Đài Trang

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...