Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Từ 01/7/2025, không còn thành phố thuộc tỉnh (Dự kiến)?
Từ 01/7/2025, không còn thành phố thuộc tỉnh (Dự kiến)? Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính được quy định như thế nào?
Từ 01/7/2025, không còn thành phố thuộc tỉnh (Dự kiến)?
Xem chi tiết: Toàn văn dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (SỬA ĐỔI) TẠI ĐÂY
Căn cứ theo Điều 2 Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định về đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
1. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, xã.
2. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, phường.
3. Chính quyền địa phương ở hải đảo là chính quyền địa phương ở đặc khu.
4. Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
5. Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Theo đó, từ quy định nêu trên thì theo đề xuất, chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương và phường.
Theo quy định hiện hành, tại Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính như sau:
Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
1. Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 1 của Luật này là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là Ủy ban nhân dân.
2. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
3. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
4. Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Theo quy định hiện hành có thể thấy, Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
Như vậy, nếu Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được thông qua, từ ngày 01/07/2025, các thành phố thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương dự kiến sẽ trở thành phường, tương đương với đơn vị hành chính cấp cơ sở mới, thay vì giữ nguyên là thành phố như hiện nay.
Từ 01/7/2025, không còn thành phố thuộc tỉnh (Dự kiến)? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định về đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
[1] Chính phủ phân công Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Chính phủ để trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân công tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp cơ sở trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
[2] Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
[3] Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp cơ sở chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
[4] Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp cơ sở ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
[5] Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
[6] Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];