Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
TPHCM: Phương án, lộ trình sắp xếp cán bộ công chức sau sáp nhập tỉnh (Dự kiến)
Tại Dự thảo Đề án sáp nhập tỉnh, UBND TPHCM đã nêu ra phương án, lộ trình sắp xếp cán bộ công chức sau sáp nhập tỉnh.
TPHCM: Phương án, lộ trình sắp xếp cán bộ công chức sau sáp nhập tỉnh (Dự kiến)
Mới đây, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đang lấy ý kiến cử tri về Dự thảo Đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. (hay Dự thảo Đề án sáp nhập tỉnh)
Cụ thể về phương án, lộ trình sắp xếp cán bộ công chức sau sáp nhập tỉnh, Dự thảo Đề án sáp nhập tỉnh đã nêu ra như sau:
[1] Đối với biên chế công chức, viên chức, người lao động
- Chuyển 4.946 biên chế công chức được giao năm 2025 để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị hành chính cấp xã mới.
- Chuyển 68.465 biên chế viên chức và 2.258 người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước được giao năm 2025 để bố trí vào biên chế viên chức cấp xã đối với các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn cấp huyện được giao cho cấp xã được thành lập sau sắp xếp quản lý.
- Chuyển biên chế 2.011 cán bộ, 4616 công chức tại Ủy ban nhân dân cấp xã hiện nay vào biên chế cấp xã sau sắp xếp đơn vị hành chính.
- Đối với 4.914 người hoạt động không chuyên trách thực hiện giải quyết chế độ, chính sách theo quy định.
TPHCM: Phương án, lộ trình sắp xếp cán bộ công chức sau sáp nhập tỉnh (Dự kiến) (Hình từ Internet)
[2] Đối với bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và kết thúc nhiệm vụ cấp huyện
- Đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách
+ Đối với số lượng cán bộ (bao gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã và 02 ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân cấp xã): căn cứ theo các tiêu chuẩn quy định về công tác cán bộ, thực hiện lựa chọn những người đảm bảo đủ tiêu chuẩn để bầu, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo theo quy định. trong đó đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị hành chính cấp xã mới.
+ Đối với số lượng biên chế cán bộ, công chức của cấp xã hiện có trước sắp xếp bố trí đủ vào số lượng biên chế cán bộ, công chức của cấp xã sau sắp xếp.
+ Thực hiện điều động, bố trí công chức cấp huyện theo hướng dẫn của trung ương giữ các vị trí chủ chốt tại các phòng thuộc đơn vị hành chính cấp xã mới thành lập.
- Đối với công chức tại Ủy ban nhân dân cấp huyện: thực hiện bố trí công tác tại các đơn vị hành chính cấp xã mới thành lập.
+ Tiêu chuẩn bố trí công chức chuyên môn, nghiệp vụ tại cấp xã phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo yêu cầu vị trí việc làm đối với công chức cấp huyện trở theo theo quy định.
+ Kết thúc nhiệm vụ và việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay. Giao chính quyền cấp xã mới sau sắp xếp làm việc với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trước sắp xếp đơn vị hành chính và xem xét bố trí tham gia công tác tại khu phố (thôn, tổ dân phố) và thực hiện chế độ, chính sách đối với các trường hợp không bố trí công tác theo quy định.
- Đối với viên chức
+ Giao Ủy ban nhân dân cấp xã mới thành lập quản lý số lượng viên chức tại các đơn vị trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non và trạm y tế trú đóng trên địa bàn.
+ Giữ nguyên số lượng biên chế viên chức tại các trạm y tế ở các đơn vị hành chính cấp xã trước sắp xếp.
+ Chuyển giao viên chức tại Trung tâm y tế cấp huyện về trực thuộc Sở Y tế quản lý theo mô hình tổ chức bộ máy.
+ Đối với các viên chức thuộc các lĩnh vực khác thực hiện theo quy định về tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập khi sắp xếp tổ chức máy.
[3] Đối với bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
Sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, tạm thời vẫn giữ ổn định số lượng biên chế, nhân sự đang có mặt tại các cơ quan, đơn vị để rà soát, sắp xếp, bố trí thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của Thành phố.
Trên cơ sở định hướng của Trung ương, Thành phố sẽ có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về lộ trình tinh giản biên chế công chức hành chính và giảm số lượng người làm việc để đảm bảo thực hiện đúng tỷ lệ giảm do Trung ương quy định.
Sáp nhập tỉnh TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu (Dự kiến)
Theo Dự thảo Đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, dự kiến thành lập Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở sáp nhập 03 đơn vj hành chính cấp tỉnh gồm Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên cơ sở thực hiện song hành hai nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở; bảo đảm sau sắp xếp Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức thực hiện hiệu quả mô hình chính quyền hai cấp phù hợp với Hiến pháp (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); phát huy tiềm năng và lợi thế của 03 tỉnh, thành phố về diện tích đất đai, quy mô dân số, các kết quả tăng trưởng kinh tế, phấn đấu là một cực tăng trưởng mới của cả nước và Vùng Đông Nam Bộ trong thời gian sắp tới.
Nơi Trung tâm hành chính - chính trị của Thành phố Hồ Chí Minh:
- 86 Lê Thánh Tôn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, đường Lê Lợi, phường Phú Chánh, thành phố Thủ Dầu Một (cơ sở 2).
- Trung tâm hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số 01 đường Phạm Văn Đồng, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa (cơ sở 3).
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];