Hoạt động tư pháp là gì? Tội xâm phạm hoạt động tư pháp được hiểu ra sao? Dấu hiệu của tội xâm phạm hoạt động tư pháp?

Hoạt động tư pháp là gì? Tội xâm phạm hoạt động tư pháp được hiểu ra sao? Dấu hiệu của tội xâm phạm hoạt động tư pháp? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào?

Đăng bài: 00:20 09/05/2025

Hoạt động tư pháp là gì? Tội xâm phạm hoạt động tư pháp được hiểu ra sao? Dấu hiệu của tội xâm phạm hoạt động tư pháp?

Hoạt động tư pháp:

Hoạt động tư pháp là hoạt động điều tra, tuy tố, xét xử, thi hành án do các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án thực hiện trong khuôn khổ pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi của nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân.

Tội xâm phạm hoạt động tư pháp:

Căn cứ theo Điều 367 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khái niệm tội xâm phgajm hoạt động tư pháp như sau:

Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.

Theo đó, theo quy định trên thì tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án theo quy định.

Dấu hiệu của tội xâm phạm hoạt động tư pháp:

- Khách thể:

Khách thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) và hoạt động thi hành án được luật hình sự bảo vệ.

Các tội phạm này xâm phạm đến tính đúng đắn, uy tín, chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp. Đồng thời, xâm phạm đến quyền lợi, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Chủ thể:

Chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp có thể là chủ thể đặc biệt hoặc chủ thể thường tuy thuộc vào từng tội phạm cụ thể. Có thể phân chia thành các nhóm sau:

+ Các bộ nhân viên của cơ quan tư pháp có nghĩa vụ thực hiện hoạt động tố tụng.

+ Người của các cơ quan tổ chức bổ trợ tư pháp có trách nhiệm thực hiện các hoạt động bổ trợ tư pháp

+ Các cá nhân khác có chức vụ quyền hạn hoặc không có chức vụ quyền hạn.

Chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp chủ yếu là chủ thể đặc biệt, bao gồm những người giữ chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan tư pháp, cơ quan nhà nước khác hoặc tổ chức có liên quan; những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và các cá nhân khác có thẩm quyền thực hiện hoạt động tư pháp.

Ngoài ra, chủ thể của các tội danh này cũng có thể là người giữ chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước không thuộc hệ thống tư pháp (ví dụ như trong tội cản trở thi hành án); người tham gia tố tụng như bị can, bị cáo, giám định viên, phiên dịch viên; người có thẩm quyền thực hiện hoạt động tư pháp khác hoặc bất kỳ cá nhân nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, như trong các tội không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm,…

- Mặt khách quan:

Mặt khách quan của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được thực hiện chủ yếu dưới dạng hành động (nhục hình, bức cung, trốn khỏi nơi giam, giữ…) hoặc không hành động (không chấp hành án…).

- Mặt chủ quan:

Mặt chủ quan của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đều có lỗi cố ý (hầu hết các tội là lỗi cố ý trực tiếp, một số trường hợp là cố ý gián tiếp.

Ngoại trừ tội “Thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn” Điều 376 Bộ luật Hình sự 2015 là lỗi vô ý.

Trên đây là thông tin về "Hoạt động tư pháp là gì? Tội xâm phạm hoạt động tư pháp được hiểu ra sao? Dấu hiệu của tội xâm phạm hoạt động tư pháp?"

Hoạt động tư pháp là gì? Tội xâm phạm hoạt động tư pháp được hiểu ra sao? Dấu hiệu của tội xâm phạm hoạt động tư pháp?

Hoạt động tư pháp là gì? Tội xâm phạm hoạt động tư pháp được hiểu ra sao? Dấu hiệu của tội xâm phạm hoạt động tư pháp? (Hình từ Internet)

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

- 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

- 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

- 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Lưu ý: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Xem thêm 

4 Phạm Lê Trung Hiếu

Từ khóa: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp Dấu hiệu của tội xâm phạm hoạt động tư pháp hoạt động tư pháp trách nhiệm hình sự thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...