Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy Thông tư 01 2025 là khi nào?
Quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy Thông tư 01 2025 bào thời điểm nào? Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CBCCVV sau sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào?
Thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy Thông tư 01 2025 là khi nào?
Theo Điều 3 Thông tư 1/2025/TT-BNV quy định về cách xác định thời điểm và tiền lương tháng để tính hưởng chính sách, chế độ như sau:
Cách xác định thời điểm và tiền lương tháng để tính hưởng chính sách, chế độ
1. Thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền là thời điểm có hiệu lực của văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ban hành về sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính.
a) Trong thời hạn 12 tháng tính từ thời điểm quy định trên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc) thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của 12 tháng đầu tiên.
b) Sau thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của tháng thứ 13 trở đi.
2. Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP để tính chính sách, chế độ khi nghỉ việc như sau:
a) Đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định
Tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu có), cụ thể:
...
Như vậy, thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy theo Thông tư 1/2025/TT-BNV của cấp có thẩm quyền là thời điểm có hiệu lực của văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ban hành về sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính.
- Trong thời hạn 12 tháng tính từ thời điểm quy định trên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc) thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của 12 tháng đầu tiên.
- Sau thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của tháng thứ 13 trở đi.
>>Xem thêm: Hướng dẫn cách tính hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 đối với CBCCVC theo Thông tư 01?
Thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy Thông tư 01 2025 là khi nào? (Hình từ Internet)
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 1/2025/TT-BNV về việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp tổ chức bộ máy như sau:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm sau sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
- Trên cơ sở đó, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030, trong đó tập trung trong năm 2025 để đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ theo vị trí việc làm.
>>Xem thêm: Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với viên chức theo Thông tư 01 2025 ra sao?
Đối tượng tinh giản biên chế được tuyển dụng thì có phải trả lại tiền trợ cấp đã nhận không?
Theo Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tinh giản biên chế như sau::
Nguyên tắc tinh giản biên chế
...
2. Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
5. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
6. Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.
Theo đó đối tượng tinh giản biên chế nếu được tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam cần đáp ứng điều kiện gì? Người nước ngoài có thể sở hữu bao nhiêu căn nhà ở Việt Nam?
GRDP là gì? Phân biệt GRDP và GDP?Tính tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)?
Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp đúng không? Mức xử phạt hành vi kinh doanh bất động sản mà không thành lập doanh nghiệp?
Người nộp thuế có được từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế không? Kiểm tra thuế phải tuân theo trình tự, thủ tục gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức thuế?