Tảo hôn là gì? Hành vi nào bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình?

Tảo hôn là gì? Quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật được quy định thế nào? Các hành vi nào bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình?

Đăng bài: 05:48 03/04/2025

Tảo hôn là gì?

Theo khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

  • Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Dẫn chiếu quy định điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
...

Như vậy, tảo hôn là hành vi thuộc một trong 3 trường hợp sau:

  • Nam lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi
  • Nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi
  • Nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi kết hôn với nhau

Hành vi bị cấm để bảo để chế độ hôn nhân và gia đình

Tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định những hành vi vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
  • Yêu sách của cải trong kết hôn;
  • Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
  • Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
  • Bạo lực gia đình;
  • Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Tảo hôn là gì? Hành vi nào bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình?

Tảo hôn là gì? Hành vi nào bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình (Hình từ internet)

Ai có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật?

Căn cứ Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, những người sau đây có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:

[1] Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức tại [2] yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn không do nam và nữ tự nguyện quyết định

[2] Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

(i) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

(ii) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

(iii) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

(iv) Hội liên hiệp phụ nữ.

Dẫn chiếu điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:

          + Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

          + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

          + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

          + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

[3] Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại (ii), (iii), (iv) yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Xem thêm:

6 Trần Thị Kim Thương

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...