Rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông bị xử phạt hành chính thế nào đối với xe máy và xe ô tô?

Xử phạt hành chính thế nào đối với hành vi rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông? Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông?

Đăng bài: 21:39 13/05/2025

Rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông bị xử phạt hành chính thế nào đối với xe máy và xe ô tô?

[1] Đối người người điều khiển xe ô tô

Căn cứ khoản 8 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định: "Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất."

Theo đó, người điều khiển xe ô tô khi gây tai nạn giao thông mà không ở lại hiện trường có thể bị xử phạt số tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng

Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô còn bị trừ 06 giấy phép lái xe (căn cứ điểm c khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

[2] Đối với người điều khiển xe máy

Căn cứ điểm c khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi: "Gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất."

Theo đó, người điều khiển xe máy khi gây tai nạn giao thông mà không ở lại hiện trường có thể bị xử phạt số tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, người điều khiển xe máy còn bị trừ 06 điểm giấy phép lái xe (căn cứ điểm c khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông

Rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông bị xử phạt hành chính thế nào? (Hình từ internet)

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn giao thông có trách nhiệm gì?

Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 80 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông như sau:

+ Dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

+ Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

+ Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ chỉ được sử dụng phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ để đưa nạn nhân đi cấp cứu trong trường hợp không có phương tiện nào khác nhưng phải xác định vị trí phương tiện, vị trí nạn nhân tại hiện trường, không được làm thay đổi, mất dấu vết liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ. Trường hợp có người chết phải giữ nguyên hiện trường và che đậy thi thể.

Cần tuân thủ quy tắc chung nào khi tham gia giao thông đường bộ?

Căn cứ Điều 10 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ như sau:

(1) Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.

(2) Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

(3) Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.

Xem thêm 

4 Trần Thị Kim Thương

Từ khóa: vi phạm giao thông đường bộ tai nạn giao thông Rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông xử phạt hành chính Giấy phép lái xe không giữ nguyên hiện trường

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...