Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Phân biệt giữa sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật?
Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật có những điểm giống và khác nhau giữa sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật? Theo quy định của pháp luật hiện hành, công dân có những quyền cơ bản nào? Câu hỏi của anh H (Vinh).
Sử dụng pháp luật là gì?
Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình là những hành vi mà pháp luật cho phép. Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền và tự do dân chủ của công dân được thực hiện dưới hình thức này.
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật không bắt buộc vì đây là việc sử dụng các quyền năng pháp lý được pháp luật trao quyền và còn dựa vào ý chí, sự lựa chọn một cách chủ động của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.
Phân biệt giữa sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật?
Phân biệt giữa sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật?
Điểm giống nhau:
Cả hai đều là hình thức thực hiện pháp luật.
Mục đích chung là đảm bảo thực thi pháp luật, góp phần bảo vệ chế độ pháp trị xã hội chủ nghĩa.
Điểm khác nhau:
Tiêu chí | Sử dụng pháp luật | Áp dụng pháp luật |
Chủ thể thực hiện | Mọi chủ thể pháp luật đều có quyền và nghĩa vụ sử dụng pháp luật. | Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được áp dụng pháp luật. |
Tính chất | Hoạt động chủ động, tự giác của các chủ thể pháp luật. | Hoạt động mang tính cưỡng chế, bắt buộc các chủ thể pháp luật phải tuân theo. |
Mục đích | Thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của bản thân. | Giải quyết các vi phạm pháp luật, bảo vệ trật tự pháp luật. |
Hình thức | Thể hiện qua các hành vi hành động hoặc hành vi không hành động. | Thể hiện qua các biện pháp cưỡng chế, biện pháp giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền. |
Ví dụ | - Ký hợp đồng mua bán hợp pháp. - Tham gia bầu cử. - Sử dụng quyền tự do ngôn luận. | - Xử phạt vi phạm giao thông. - Giải quyết tranh chấp dân sự. - Truy cứu trách nhiệm hình sự. |
Theo quy định của pháp luật, công dân có những quyền cơ bản nào?
Theo quy định của Hiến pháp 2013, công dân có những quyền như sau:
(1) Quyền được sống
Cụ thể tại Điều 19 Hiến pháp 2013 có đề cập mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
(2) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
Căn cứ Điều 20 Hiến pháp 2013 có đề cập như sau:
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
- Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
(3) Quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, được bảo vệ danh dự, uy tín
Theo Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
Đồng thời, mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
(4) Quyền có nơi ở hợp pháp, bất khả xâm phạm về nơi ở
- Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
- Việc khám xét chỗ ở do luật định.
(Căn cứ Điều 22 Hiến pháp 2013)
(5) Quyền tự do đi lại, cư trú
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
(6) Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Hiến pháp 2013 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
(7) Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
(8) Quyền được bình đẳng về giới tính
Theo Hiến pháp 2013, công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
(8) Các quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước, biểu quyết khi trưng cầu dân ý
- Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
- Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
- Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
(10) Quyền được làm việc
- Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
- Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
- Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
(11) Một số quyền khác của công dân Việt Nam
- Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
- Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.
- Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.
- Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
- Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường…
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Những nội dung nào phải công khai khi dạy thêm ngoài nhà trường? Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường được quy định như thế nào?
Nghị định 168 do cơ quan nào ban hành? Ai có trách nhiệm thi hành Nghị định 168?
Chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ như thế nào? Sĩ quan tại ngũ trong Quân đội có các chế độ nghỉ nào?
Mức xử phạt đối với chủ xe có hành vi tự tăng giá vé xe khách dịp Tết Nguyên đán 2025 là bao nhiêu theo quy định? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?