Open relationship và chuẩn mực pháp luật

Quá bất ngờ khi “Open relationshiptrở thành từ khóa hot search tôi cũng lân la đi tìm hiểu thử và xem xét nó dưới góc độ pháp luật thông qua bài viết này

Đăng bài: 11:08 09/09/2021

Open relationship dịch tiếng Việt sát nghĩa thì là Mối quan hệ mở thế nhưng theo nhưng khái niệm của người trong cuộc thì nó được gọi là mối quan hệ không độc quyền, không sở hữu. Có quan hệ mật thiết liên quan đến tình dục nhưng không là gì của nhau cả. Đến đây mọi người sẽ đoán là: “oày! Giống Friend with benefit (FWB) đúng chứ?”. Xin thưa: ý nghĩa đầy đủ của "open relationship" chính là: Bạn và người yêu (hoặc vợ chồng của mình) đồng ý cho phép đối phương có trải nghiệm tình dục (hoặc tình cảm) với người khác. Ở mức độ nào tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên, thì đó là "open relationship".

open relationship là gì?

Open relationship không phải là khái niệm quá xa lại khi nó được các nhà làm phim khai thác triệt để, được Facebook công khai đưa vào trạng thái quan hệ vào năm 2009. Được giới trẻ phổ biến hóa thế nhưng nó cũng gây ra không ít tranh cãi.

Người ta cho rằng sự cứng nhắc trong quan hệ, hôn nhân khiến nhiều cặp đôi bất đồng nhu cầu tình cảm hoặc tình dục. Các cặp đôi nên thành thật với nhau cùng tìm cách để đáp ứng nhu cầu cho cả hai. Điều này giúp giảm thiểu bức bối cũng như nguy cơ ngoại tình. Thế nhưng trên thực tế thành công của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài việc xảy ra những hệ lụy xa xôi thì thứ xói mòn trước mắt chính là đạo đức.

Vậy Open relationship có bị rào cản về mặt pháp luật không?

Câu trả lời là không. Việc yêu đương, quan hệ là quyền cá nhân của mỗi luật. Pháp luật chỉ có chế tài với những người vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Còn mối quan hệ Open relationship thuộc ngoài phạm vi điều chỉnh khi nó xuất phát từ ý chí cá nhân, từ sự thỏa thuận, tự nguyện. Nhưng chắc chắn mọi người đã nghe đến chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội có tác động qua lại với nhau. Một hành vi pháp luật không cấm không có nghĩa là nó hợp đạo đức nếu xét trong trường hợp trên.

Tóm lại, Open relationship hiện nay pháp luật không cấm, nhưng đạo đức xã hội thì tùy nơi bạn sinh sống, tùy văn hóa và tập quán, đặc điểm địa lý tại khu vực đó sẽ có những sự điều chỉnh khác nhau. Tại Việt Nam, theo quan điểm của tôi là “open relationship” là một hành vi không được xã hội chấp nhận. Ý kiến của các bạn thế nào, xin thử cmt bên dưới để chúng ta cùng bàn luận nhé

0

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

24/01/2025

Thanh minh là gì? Tết thanh minh 2025 vào ngày nào? vào ngày này người lao động có được nghỉ để đi tảo mộ không?

23/01/2025

Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?

23/01/2025

Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?

23/01/2025

Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ

Sitemap


© 2025 All Rights Reserved