Nội dung cơ bản được quy định trong Hiến pháp qua các thời kỳ?

Tôi có một số thắc mắc như sau: Hiến pháp qua các thời kỳ có những nội dung cơ bản nào? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành Hiến pháp theo quy định hiện hành? Mong nhận được phản hồi. Câu hỏi của anh A (Thái Bình).

Đăng bài: 07:45 23/04/2024

Hiến pháp là gì?

Theo Điều 119 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 119.

1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

Theo đó, Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất và mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

Nội dung cơ bản được quy định trong Hiến pháp qua các thời kỳ?

Nội dung cơ bản được quy định trong Hiến pháp qua các thời kỳ? (Hình từ Internet)

Hiến pháp do cơ quan nào ban hành?

Cơ quan ban hành Hiến pháp được quy định tại Điều 70 Hiến pháp 2013, cụ thể như sau:

Điều 70.

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;

5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

...

Như vậy, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.

Nội dung chính của các bản Hiến pháp qua các thời kỳ quy định ra sao?

Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013, cụ thể nội dung cơ bản của các bản Hiến pháp được thể hiện như sau:

(1) Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013

Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 được quy định từ Điều 1 đến Điều 120 gồm:

- Chế độ chính trị: Điều 1 - Điều 13.

- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Điều 14 - Điều 49.

- Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường: Điều 50 - Điều 63.

- Bảo vệ tổ quốc: Điều 64 - Điều 68.

- Quốc hội: Điều 69 - Điều 85.

- Chủ tịch nước: Điều 86 - Điều 93.

- Chính phủ: Điều 94 - Điều 101.

- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân: Điều 102 - Điều 109.

- Chính quyền địa phương: Điều 110 - Điều 116.

- Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước: Điều 117 - Điều 118.

- Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp: Điều 119 - Điều 120.

Theo đó, Hiến pháp 2013 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014 và có nhiều điểm mới so với Hiến pháp 1992 (Chỉ giữ nguyên 7 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 101 điều), đương cử như:

- Chương X là quy định mới hoàn toàn về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước;

- Ghi nhận quyền sống; quy định quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác;

- Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (đây là quy định tiến bộ so với Hiến pháp 1992);

(2) Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992

Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 được quy định từ Điều 1 đến Điều 147 gồm:

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chế độ chính trị.

- Chế độ kinh tế.

- Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ.

- Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa..

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Quốc hội.

- Chủ tịch nước.

- Chính phủ.

- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

- Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

- Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, thủ đô, ngày quốc khánh.

- Hiệu lực của hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp.

(3) Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980

Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980 được quy định từ Điều 1 đến Điều 147 gồm:

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chế độ chính trị.

- Chế độ kinh tế.

- Văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật.

- Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa..

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Quốc hội.

- Hội đồng nhà nước.

- Hội đồng bộ trưởng.

- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

- Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

- Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, thủ đô.

- Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.

(4) Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1959

Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1959 được quy định từ Điều 1 đến Điều 112 gồm:

- Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Chế độ kinh tế và xã hội.

- Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Quốc hội.

- Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Hội đồng chính phủ.

- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính địa phương các cấp.

- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính ở các khu tự trị.

- Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Tòa án nhân dân.

- Quốc kỳ, quốc huy, thủ đô.

- Sửa đổi hiến pháp.

(5) Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1946.

Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1946 được quy định từ Điều 1 đến Điều 70 gồm:

- Chính thể.

- Nghĩa vụ và quyền lợi công dân.

- Nghị viện nhân dân.

- Chính phủ.

- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính.

- Cơ quan tư pháp.

- Sửa đổi Hiến pháp.

1

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

25/01/2025

Những nội dung nào phải công khai khi dạy thêm ngoài nhà trường? Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường được quy định như thế nào?

24/01/2025

Nghị định 168 do cơ quan nào ban hành? Ai có trách nhiệm thi hành Nghị định 168?

25/01/2025

Chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ như thế nào? Sĩ quan tại ngũ trong Quân đội có các chế độ nghỉ nào?

24/01/2025

Mức xử phạt đối với chủ xe có hành vi tự tăng giá vé xe khách dịp Tết Nguyên đán 2025 là bao nhiêu theo quy định? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ

Sitemap


© 2025 All Rights Reserved