Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Những hậu quả của ô nhiễm môi trường gây ra?
Những hậu quả của ô nhiễm môi trường gây ra? Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định thế nào?
Những hậu quả của ô nhiễm môi trường gây ra?
Căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, ô nhiễm môi trường được hiểu là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Ô nhiễm môi trường có thể gây ra những hậu quả sau đây:
- Gây bệnh ung thư: Thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài sẽ gây nên bệnh ung thư phổi. Bên cạnh đó, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ sơn, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, thảm… cũng là một trong những chất có thể gây ung thư. Khi hít vào, sẽ làm tổn thương DNA, viêm dẫn đến tăng nguy cơ ung thư hạch, bệnh bạch cầu, u tủy, u mạch máu ác tính.
- Gây kháng insulin: Không khí ô nhiễm với bụi mịn nồng độ cao khiến khả năng chuyển hóa năng lượng, cân bằng nội môi glucose bị suy yếu. Các cơ quan đáp ứng với insulin sẽ tăng tình trạng viêm, từ đó cơ thể dễ bị kháng insulin, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, đột quỵ.
- Mắc bệnh về hô hấp;
- Gây bệnh tim mạch;
- Gây hại cho não;
- Gây bệnh thận;
- Tổn thương gan;
- Ô nhiễm nước làm cạn kiệt oxy trong nước, gây hại cho các sinh vật thủy sinh;
- Ô nhiễm đất đai làm suy thoái đất, giảm năng suất cây trồng;
- Ô nhiễm không khí gây ra mưa axit, làm hại rừng và các hệ sinh thái khác;
- Ô nhiễm nguồn nước gây ra các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, thương hàn, tả;
- Tiếp xúc với các chất ô nhiễm độc hại trong môi trường có thể gây ra rối loạn nội tiết, tổn thương thần kinh, dị tật bẩm sinh.
Lưu ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo!
Những hậu quả của ô nhiễm môi trường gây ra? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020, những chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường bao gồm:
(1) Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
(2) Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
(3) Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
(4) Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
(5) Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
(6) Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
(7) Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
(8) Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
(9) Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường
(10) Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
(11) Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];