Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Người đăng ký hiến tạng được nhận những quyền lợi gì?
Có những người trước khi ra đi mãi mãi vẫn kịp giúp “hồi sinh” cho nhiều cuộc đời khác bằng cách hiến một bộ phận cơ thể mình. Đúng vậy thưa quý vị: Hiến tạng là một nghĩa cử cao đẹp. Chính hành động này đã viết tiếp nên sinh mệnh của rất nhiều bệnh nhân. Vậy người hiến tạng khi cho đi sẽ được nhận lại những gì, hãy cùng NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT tìm hiểu thông qua bài viết ngày hôm nay.
>> Tử tù có được hiến tạng cho y học hay không?
>> Có hiến tặng được mô, tạng khi gia đình người đồng ý, người không?
Ai có thể hiến tạng?
Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định: người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có quyền hiến mô, tạng bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.
Pháp luật hiện hành cũng không quy định bắt buộc người đăng ký hiến tạng phải có sự đồng ý của người thân như cha, mẹ trong đơn đăng ký hiến tạng. Tuy nhiên người hiến tạng cũng nên thông báo và nhận sự đồng ý của gia đình vì trong trường hợp nếu đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não mà gia đình không biết sẽ khó khăn trong việc báo tin cho cơ sở y tế hoặc tránh sự phản đối của gia đình trong trường hợp hiến khi còn sống hoặc sau khi chết, chết não, làm cho không thực hiện được ý nguyện hiến tặng của mình.
Người hiến tạng được hưởng những quyền lợi gì?
Quyền lợi của người hiến tạng được quy định tại Thông tư 104/2017/TT-BTC, trong đó gồm những quyền lợi sau:
Chế độ khám sức khỏe định kỳ
- Được miễn chi phí khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn về chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định theo giá dịch vụ khám sức khỏe cho người đã hiến bộ phận cơ thể do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Được hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đi về trong ngày (không bao gồm trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người phải nhập viện để khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế): 450.000 đồng/ngày/người, tối đa không quá 02 ngày;
- Được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày thực tế đi khám sức khỏe định kỳ, tối đa không quá 03 ngày/lần khám định kỳ: 200.000 đồng/ngày;
- Được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ và ngược lại theo mức giá phương tiện vận tải công cộng. Trường hợp sử dụng phương tiện đi lại của cá nhân thì căn cứ xác định mức hỗ trợ chi phí đi lại là khoảng cách từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại, với mức tiêu hao nhiên liệu bằng 0,2 lít xăng/km và giá xăng tại địa phương nơi thực hiện vận chuyển.
Chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài
- Trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở.
- Trường hợp cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được thanh toán chi phí theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở.
Bên cạnh đó, người hiến tạng còn được:
Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được ưu tiên ghép mô, tạng khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế, được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.
Người đã hiến tạng sau khi chết, chết não, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.
Đăng ký hiện tạng ở đâu?
Người có nhu cầu hiến tạng có thể đăng ký trực tiếp tại Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người tại BV Chợ Rẫy. Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP.HCM. Sau đó, sẽ được hướng dẫn chi tiết.
Nếu ở xa, có thể liên hệ qua số điện thoại (84-28) 38554137 - 1184 hoặc điện thoại 24/24 giờ qua số 0913.677.016 để được hướng dẫn gửi đơn đăng ký theo đường bưu điện.
Ngoài ra, người muốn đăng ký hiến tạng có thể đăng ký qua email: [email protected] hoặc đăng ký qua fanpage: www.facebook.com/dieuphoigheptangbvcr.
Có thể nói, nhiều người hiến tạng đã ra đi, nhưng trái tim của họ vẫn đập, lá phổi vẫn thở, thận vẫn hoạt động, hai giác mạc của họ ngày ngày vẫn ngắm nhìn cuộc sống và sống của họ đang hiện hữu trong những con người khác. Họ hiến tạng là làm cho những cuộc đời khác được “hồi sinh”.
Căn cứ pháp lý trong bài
Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?