Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Nghị định 78: 03 hình thức lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản QPPL được quy định như thế nào?
Nghị định 78: 03 hình thức lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản QPPL được quy định như thế nào? Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Nghị định 78: 03 hình thức lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản QPPL được quy định như thế nào?
Ngay 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.
![]() |
Nghị định 78/2025/NĐ-CP |
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định về lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm đăng tải dự án, dự thảo văn bản trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình theo quy định của Luật và Nghị định này, trừ trường hợp nội dung văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
2. Cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:
a) Lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học về chính sách, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật và Nghị định này;
b) Xác định nội dung lấy ý kiến phù hợp với đối tượng cần lấy ý kiến, nếu rủi ro đại diện chưa tiếp nhận ý kiến góp ý.
3. Việc lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua cơ chế định điện của pháp luật để tổ chức chính trị - xã hội, pháp luật và hội.
4. Hình thức lấy ý kiến:
a) Bằng văn bản;
b) Thông qua hội nghị, phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức phụ hợp khác;
c) Thông qua việc đăng tải dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên cổng thông tin điện tử.
5. Cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tiến hành công tác lấy ý kiến, giải trình đại ý của ý kiến góp ý; đánh giá tính hợp lý của các ý kiến đóng góp, xây dựng tổng hợp thông tin hoặc hình thức khác;
Như vậy, từ quy định nêu trên thì 03 hình thức lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản QPPL như sau:
[1] Bằng văn bản;
[2] Thông qua hội nghị, phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức phụ hợp khác;
[3] Thông qua việc đăng tải dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên cổng thông tin điện tử.
Trên đây là thông tin về "Nghị định 78: 03 hình thức lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản QPPL được quy định như thế nào?"
Nghị định 78: 03 hình thức lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản QPPL được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 quy định về nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:
[1] Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam.
[2] Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật và không trái với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Tuân thủ đúng thẩm quyền, nội dung, hình thức và trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
[3] Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; phòng, chống lợi ích nhóm, cục bộ.
[4] Tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bình đẳng giới; bảo đảm dân chủ, công bằng, nhân đạo, công khai, minh bạch, khoa học, kịp thời, ổn định, khả thi, hiệu quả.
[5] Bảo đảm việc thực hiện chủ trương phân quyền, phân cấp; giải quyết vấn đề bất cập, phát sinh từ thực tiễn; vấn đề mới, xu hướng mới; yêu cầu quản lý nhà nước và khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
[6] Văn bản quy phạm pháp luật quy định thực hiện thí điểm phải xác định thời gian thực hiện thí điểm và phải được sơ kết, tổng kết để xem xét, quyết định việc tiếp tục áp dụng hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng chính thức.
[7] Bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với nội dung văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
