Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là ngày tháng năm nào? Tên gọi đầu tiên của tổ chức là gì?
Cho hỏi: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là ngày tháng năm nào? Tên gọi đầu tiên của tổ chức là gì? Việc tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được quy định ra sao? câu hỏi của anh V (Huế).
Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là ngày tháng năm nào? Tên gọi đầu tiên của tổ chức là gì?
Cuối tháng 3 năm 1931, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trần Phú, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệu tập Hội nghị toàn thể lần thứ hai tại Sài Gòn.
Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách và tăng cường thành phần công nhân trong Đảng. Nhận thấy vai trò của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, Hội nghị đã quyết định "Cần kíp tổ chức ra Cộng sản thanh niên Đoàn" và chỉ thị cho các tổ chức Đảng ở các địa phương quan tâm đến việc xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên.
Từ đây, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương ra đời, đây cũng là tên gọi đầu tiên của Đoàn (từ ngày 26 tháng 3 năm 1931 đến năm 1937) qua các giai đoạn của Cách mạng, tổ chức này trải qua các tên gọi như: Đoàn Thanh niên Dân chủ, Đoàn Thanh niên Phản đế, Đoàn Thanh niên Cứu quốc, Đoàn Thanh niên Lao động và ngày nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Cùng đất nước, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đoàn, từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 5 năm 1961, đã quyết định lấy ngày 26 tháng 3, một ngày trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương tháng 3 năm 1931, làm kỷ niệm thành lập Đoàn.
Dẫn chiếu đến Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có giải thích về ý nghĩa của ngày thành lập như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Ngày thành lập là ngày có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời bằng văn bản thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
2. Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
3. Ngày hưởng ứng là ngày được xác định thời gian (ngày, giờ) cụ thể, tập trung vào một chủ đề nhất định để tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi cộng đồng hưởng ứng và thể hiện sự đồng tình ủng hộ bằng hành động.
4. Ngày tái lập là ngày đánh dấu sự thành lập lại bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền sau quá trình chia tách, sát nhập, giải thể.
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là ngày tháng năm nào? Tên gọi đầu tiên của tổ chức là gì? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Việc tôt chức kỷ niệm ngày thành lập của các tổ chức nói chung và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói riêng được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
...
Bên cạnh đó năm tròn và năm khác được giải thích tại Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CPnhư sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Theo đó, Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hằng năm được tổ chức như sau:
(1) Với các năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”:
- Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
- Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
+ Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
- Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
(2) Với các năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
Kinh phí tổ chức Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lấy từ đâu?
Cũng theo Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
...
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Như vậy, kinh phí tổ chức Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Nghị định 168 do cơ quan nào ban hành? Ai có trách nhiệm thi hành Nghị định 168?
Mức xử phạt đối với chủ xe có hành vi tự tăng giá vé xe khách dịp Tết Nguyên đán 2025 là bao nhiêu theo quy định? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Người cao tuổi có được giảm giá vé tàu về quê dịp Tết Nguyên đán 2025 hay không? Mức giảm giá vé khi đi tàu dịp Tết Nguyên đán 2025 cho người cao tuổi tối đa bao nhiêu phần trăm?
Từ 01/7/2025, văn bản ủy quyền nhận lương hưu chỉ có hiệu lực tối đa là bao lâu kể từ ngày lập? Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định như thế nào?