Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Luật sư, giảng viên có trình độ cao được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo đề xuất mới nhất?
Cho em hỏi, theo Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) 2023 thì có đề xuất Luật sư, giảng viên có trình độ cao được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND tối cao đúng không? Quy định cụ thể như thế nào? Câu hỏi của anh N.D (Gia Lai).
Đề xuất Luật sư, giảng viên có trình độ cao được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND tối cao?
Cụ thể tại Điều 97 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) quy định về điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
(1) Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 95 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
- Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên;
- Đã là Thẩm phán bậc 06 từ đủ 03 năm trở lên;
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật.
(2) Người không công tác tại các Tòa án nhưng có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao;
- Chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Lưu ý: Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm theo quy định tại (2) không vượt quá 02 người.
Theo quy định hiện hành, tại Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
“Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.”
Như vậy, theo dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã bổ sung thêm đối tượng là luật sư, giảng viên đại học có trình độ cao về pháp luật có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Luật sư, giảng viên có trình độ cao được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo đề xuất mới nhất? (Hình từ Internet)
Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo dự thảo mới nhất thế nào?
Căn cứ theo Điều 98 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) quy định như sau:
“Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (sửa đổi, bổ sung Điều 72 LTCTAND)
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét, đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội.
3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quốc hội xem xét và ban hành Nghị quyết phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
5. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
6. Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao tổ chức lễ trao Quyết định bổ nhiệm của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tuyên thệ theo quy định tại Điều 90 của Luật này.”
Theo dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi, thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét, đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội.
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Quốc hội xem xét và ban hành Nghị quyết phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao tổ chức lễ trao Quyết định bổ nhiệm của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tuyên thệ theo quy định.
Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như thế nào theo dự thảo mới nhất?
Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại Điều 100 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) như sau:
“Nhiệm kỳ của Thẩm phán (sửa đổi, bổ sung Điều 74 LTCTAND 2014)
1. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao làm việc đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
2. Thẩm phán được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ là 05 năm; Thẩm phán được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
3. Thẩm phán được điều động để làm nhiệm vụ khác trong hệ thống Tòa án, khi quay lại làm Thẩm phán thì không phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán quốc gia và được xếp vào bậc tương ứng. Nhiệm kỳ của Thẩm phán đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
4. Thẩm phán không đủ điều kiện được bổ nhiệm lại được bố trí công tác khác phù hợp; trường hợp có nguyện vọng và đủ điều kiện tiếp tục làm Thẩm phán thì phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán quốc gia. Nhiệm kỳ của Thẩm phán được tính là nhiệm kỳ đầu.”
Theo quy định trên, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao làm việc đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Thanh minh là gì? Tết thanh minh 2025 vào ngày nào? vào ngày này người lao động có được nghỉ để đi tảo mộ không?
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?