Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Không cần tạm trú vẫn được nhập hộ khẩu Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
Các thành phố trực thuộc trung ương như Hà Nội, TPHCM được xem là miền đất hứa mà nhiều người lựa chọn về đây sinh sống và lập nghiệp tuy nhiên việc nhập khẩu vào các thành phố lớn trước đây có phần có khó khăn. Sắp tới Luật cư trú 2020 chính thức có hiệu lực ngày 01/07/2020 đã có những thay đổi nhất định nhất là quy định về việc nhập hộ khẩu vào Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Cụ thể như thế nào mời bạn đọc bài viết dưới đây.
Đầu tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu quy định nhập khẩu ngày trước nhé
Trước đây, công dân được đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng đủ các điều kiện:
- Có chỗ ở hợp pháp
- Nếu đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên.
- Nếu đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;
Khoản 1 điều 20 Luật cư trú 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2013)
Riêng tại Hà Nội, nếu muốn đăng ký thường trú tại TP. Hà Nội thì còn phải tạm trú liên tục tại nội thành từ 03 năm trở lên.
Quy định tại điều 19 Luật Thủ đô
Luật mới cho phép nhập hộ khẩu ra sao?
Có thể dễ thấy quy định tại luật mới tạo điều kiện cho người dân đăng ký hộ khẩu thường trú vào các thành phố lớn trực thuộc trung ương dễ dàng hơn, Cụ thể:
- Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
- Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau:
+ Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con.
+ Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ.
+ Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
- Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
+ Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2/người.
Như vậy, quy định mới tạo điều kiện bình đẳng cho cả người bản địa hay người nhập cư. Việc quản lý cư trú với mọi công dân không còn quá khắc khe. Công dân được đảm bảo quyền tự do cư trú và các quyền, lợi ích hợp pháp của họ khi đang sinh sống trên địa vàn các thành phố trực thuộc trung ương.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?