Khởi ngữ là gì? Cho ví dụ về khởi ngữ? Yêu cầu cần đạt về nói và nghe trong môn Ngữ văn lớp 9 như thế nào?

Khởi ngữ là gì? Ví dụ minh họa? Yêu cầu cần đạt về nói và nghe trong môn Ngữ văn lớp 9 gồm những gì?

Đăng bài: 21:35 29/03/2025

Khởi ngữ là gì? Cho ví dụ về khởi ngữ?

Khởi ngữ là gì? Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ trong câu, nhằm nêu lên đề tài được nói đến trong câu, giúp nhấn mạnh hoặc tạo sự liên kết với nội dung phía sau. Khởi ngữ không phải là thành phần bắt buộc trong câu, nhưng nó giúp câu văn trở nên tự nhiên và có trọng tâm hơn.

Ví dụ về khởi ngữ:

[1] Về bài tập hôm qua, tớ đã hoàn thành rồi! → "Về bài tập hôm qua" là khởi ngữ, giúp nhấn mạnh nội dung được đề cập.

[2] Môn Toán, tôi rất thích học. → "Môn Toán" là khởi ngữ, làm rõ chủ đề được bàn đến.

[3] Còn việc ấy, tôi chưa quyết định. → "Còn việc ấy" là khởi ngữ, nhằm thu hút sự chú ý vào chủ đề của câu.

Thông tin về "Khởi ngữ là gì? Cho ví dụ về khởi ngữ?" mang tính chất tham khảo.

Xem thêm:

Khởi ngữ là gì? Cho ví dụ về khởi ngữ? Yêu cầu cần đạt về nói và nghe trong môn Ngữ văn lớp 9 như thế nào?

Khởi ngữ là gì? Cho ví dụ về khởi ngữ? Yêu cầu cần đạt về nói và nghe trong môn Ngữ văn lớp 9 như thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt về nói và nghe trong môn Ngữ văn lớp 9 như thế nào?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về yêu cầu cần đạt trong phần nói và nghe trong môn Ngữ văn lớp 9 như sau:

Nói:

- Biết kể một câu chuyện tưởng tượng (có bối cảnh, nhân vật, cốt truyện,...).

- Trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời sự.

- Thuyết minh được về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.

Nghe:

- Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) như lập luận thiếu logic, bằng chứng chưa đủ hay không liên quan.

Nói nghe tương tác:

- Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

- Tiến hành được một cuộc phỏng vấn ngắn, xác định được mục đích, nội dung và cách thức phỏng vấn.

Giáo viên chủ nhiệm lớp 9 có những trách nhiệm gì?

Căn cứ Điều 20 Thông 22/2021/TT-BGDĐT, giáo viên chủ nhiệm lớp 9 có những trách nhiệm sau đây:

- Giúp Hiệu trưởng quản lí việc đánh giá học sinh của lớp học theo quy định của Thông tư này.

- Xác nhận việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức đánh giá của giáo viên môn học; tổng hợp kết quả rèn luyện và học tập của học sinh từng học kì, cả năm học trong Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh.

- Đánh giá kết quả rèn luyện từng học kì và cả năm học của học sinh; lập danh sách học sinh được lên lớp, đánh giá lại các môn học, rèn luyện trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, được khen thưởng.

- Ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học sinh vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh:

+ Nội dung nhận xét về kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; mức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

+ Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp; được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông; khen thưởng.

- Hướng dẫn học sinh tự nhận xét trong quá trình rèn luyện và học tập. Phối hợp với giáo viên môn học, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để giáo dục học sinh và tiếp nhận thông tin phản hồi về quá trình rèn luyện và học tập của học sinh.

- Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về quá trình, kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

Xem thêm:

71 Phan Thị Huyền Trân

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...