Hiến tạng là gì? Muốn đăng ký hiến tạng phải đáp ứng các điều kiện gì?

Hiến tạng là gì? Quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác bao gồm những nội dung gì?

Đăng bài: 06:38 16/04/2025

Hiến tạng là gì?

Hiến tạng là hành động tự nguyện hiến tặng một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể mình (gọi là tạng hoặc mô) để cứu sống hoặc cải thiện chất lượng sống cho người khác. Việc hiến tạng có thể diễn ra khi người hiến còn sống (ví dụ: hiến một bên thận, một phần gan) hoặc sau khi qua đời, nếu các bộ phận vẫn còn hoạt động tốt.

Một số tạng và mô thường được hiến gồm:

- Tim

- Phổi

- Gan

- Thận

- Tụy

- Giác mạc

- Da, xương, và các loại mô khác.

Lưu ý: thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 3 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006, quy định như sau:

 Giải thích từ ngữ
...
5. Bộ phận cơ thể không tái sinh là bộ phận sau khi lấy ra khỏi cơ thể người thì cơ thể không thể sản sinh hoặc phát triển thêm bộ phận khác thay thế bộ phận đã lấy.
6. Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.
7. Lấy mô, bộ phận cơ thể người là việc tách mô, bộ phận từ cơ thể người hiến khi còn sống hoặc sau khi chết.
...

Như vậy, theo quy định trên, có thể hiểu hiến tạng là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.

Hiến tạng là gì? Muốn đăng ký hiến tạng phải đáp ứng các điều kiện gì?

Hiến tạng là gì? Muốn đăng ký hiến tạng phải đáp ứng các điều kiện gì? (Hình ảnh Internet)

Muốn đăng ký hiến tạng phải đáp ứng các điều kiện gì?

Căn cứ tại Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006, quy định muốn đăng ký hiện tạng phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

Mặt khác, khi đăng ký hiến tạng phải đảm bảo các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác theo quy định tại Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006, như sau:

- Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.

- Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.

- Không nhằm mục đích thương mại.

- Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, khi muốn đăng ký hiến tạng phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và tuân thủ các nguyên tắc tại Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006.

Đồng thời không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 như:

1. Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.

2. Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.

3. Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.

4. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

5. Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.

6. Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

7. Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.

8. Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

9. Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.

10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.

Quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ Điều 8 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006, quy định nội dung quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác như sau:

(1) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

(2) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

(3) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

(4) Tổ chức và chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và chuyên môn về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

(5) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

(6) Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

(7) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

(8) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

(9) Hợp tác quốc tế về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

0 Huỳnh Ngọc Huy

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...