Giỗ tổ Hùng Vương tiếng anh là gì? Người tham gia lễ hội có trách nhiệm gì?

Giỗ tổ Hùng Vương tiếng anh là gì? Người tham gia lễ hội có trách nhiệm gì? Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội được quy định như thế nào?

Đăng bài: 11:15 01/04/2025

Giỗ tổ Hùng vương tiếng anh là gì?

Giỗ Tổ Hùng Vương trong tiếng Anh được gọi là Hung Kings' Commemoration Day hoặc Hung Kings' Festival.

Hung Kings' Commemoration Day: Dùng khi nhấn mạnh đây là ngày tưởng niệm các Vua Hùng.

Hung Kings' Festival: Dùng khi nhấn mạnh khía cạnh lễ hội, nghi thức truyền thống trong ngày này.

Giỗ Tổ Hùng Vương là một ngày lễ trọng đại của dân tộc Việt Nam, được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để toàn thể nhân dân bày tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng, những người đã đặt nền móng cho quốc gia đầu tiên của dân tộc – nước Văn Lang. Sự kiện này không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn là biểu tượng thiêng liêng của tinh thần đoàn kết và truyền thống "Uống nước nhớ nguồn".

Lễ hội được tổ chức long trọng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ, nơi được xem là vùng đất tổ của người Việt. Tại đây, diễn ra nhiều nghi lễ quan trọng như lễ dâng hương, rước kiệu, cùng với các hoạt động văn hóa dân gian như hát xoan, diễn xướng, hội thi nấu bánh chưng – bánh giầy, đấu vật và kéo co. Không chỉ người dân địa phương, mà hàng vạn người từ khắp mọi miền đất nước cũng hành hương về Đền Hùng để thắp hương, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước hưng thịnh.

Ngoài Phú Thọ, nhiều địa phương trên cả nước cũng tổ chức nghi lễ tưởng nhớ các Vua Hùng với lòng thành kính. Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử dân tộc, từ đó thêm yêu quý và tự hào về cội nguồn quê hương.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Giỗ tổ Hùng vương tiếng anh là gì? Người tham gia lễ hội có trách nhiệm gì?

Giỗ tổ Hùng vương tiếng anh là gì? Người tham gia lễ hội có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)

Người tham gia lễ hội có trách nhiệm gì?

Theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định:

Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Như vậy, trách nhiệm người tham gia lễ hội bao gồm:

- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;

- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;

- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;

- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội.

Lưu ý: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội như sau:

Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của Ban Tổ chức lễ hội
1. Cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau
a) Thực hiện thủ tục đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội theo quy định tại Nghị định này và thực hiện theo nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Thành lập, phê duyệt quy chế làm việc của Ban tổ chức lễ hội; chịu trách nhiệm về hoạt động của Ban tổ chức lễ hội;
c) Chịu trách nhiệm về công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định của Nghị định này;
d) Báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội.
...

Như vậy, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội như sau:

- Thực hiện thủ tục đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội theo quy định tại Nghị định này và thực hiện theo nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

- Thành lập, phê duyệt quy chế làm việc của Ban tổ chức lễ hội; chịu trách nhiệm về hoạt động của Ban tổ chức lễ hội;

- Chịu trách nhiệm về công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định của Nghị định 110/2018/NĐ-CP;

- Báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội.

18 Lê Ngọc Phương Thanh

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...