Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Giá Pi Network hiện nay khi lên sàn là bao nhiêu? Pi Network có phải là phương tiện thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hay không?
Giá Pi Network hiện nay khi lên sàn là bao nhiêu? Pi Network có phải là phương tiện thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hay không?
Giá Pi Network hiện nay khi lên sàn là bao nhiêu? Pi Network có phải là phương tiện thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hay không?
Đến nay, giá niêm yết chính thức của Pi trên các sàn giao dịch vẫn chưa được xác định. Trước đây, trên thị trường "chợ đen", giá Pi Network đã được giao dịch với mức giá từ 30.000 đến 50.000 VND mỗi Pi.
Tuy nhiên, đây chỉ là các giao dịch không chính thức và giá trị này có thể không phản ánh chính xác giá trị thực tế của đồng Pi khi được niêm yết chính thức trên các sàn giao dịch lớn. Giá trị thực tế của Pi Network sẽ phụ thuộc vào sự cung cầu thị trường, khối lượng giao dịch và mức độ chấp nhận của cộng đồng sau khi niêm yết chính thức.
Một số sàn giao dịch tiền điện tử như OKX và Bitget đã thông báo sẽ hỗ trợ nạp đồng Pi lên nền tảng của họ, chuẩn bị cho giao dịch chính thức. Tuy nhiên, đội ngũ Pi Network yêu cầu áp dụng chế độ niêm yết cô lập (Isolated Listing Mode), điều này có thể khiến người dùng từ một số quốc gia và khu vực không thể nạp hoặc giao dịch đồng Pi.
Do đó, để có thông tin cập nhật và chính xác nhất về giá Pi Network, các nhà đầu tư nên theo dõi các thông báo chính thức từ đội ngũ phát triển Pi và các sàn giao dịch uy tín sau 15h ngày 20/2/2025.
Cũng theo thông báo, vào đúng 15h ngày 20/2/2025, đồng Pi sẽ chính thức được mở cửa niêm yết với giá dao động từ 1,3 đến 2 USD.
Lưu ý: Các thông tin về giá Pi Network nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 40/QĐ-HĐQL năm 2006 quy định về phương tiện thanh toán như sau:
Phương tiện thanh toán.
Các phương tiện thanh toán bao gồm:
1- Tiền mặt: là tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, dùng làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.
2- Séc: là lệnh trả tiền do chủ tài khoản lập theo quy định của pháp luật và theo mẫu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc.
3- Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi: là phương tiện thanh toán do người trả tiền lập theo mẫu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, gửi cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam nơi người trả tiền mở tài khoản, yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
4- Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu: là phương tiện thanh toán do người thụ hưởng lập theo mẫu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, gửi cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam uỷ thác thu hộ một số tiền nhất định.
5- Các phương tiện thanh toán khác như thẻ ngân hàng, hối phiếu, lệnh phiếu... theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, từ quy định nêu trên thì các phương tiện thanh toán bao gồm:
[1] Tiền mặt: là tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, dùng làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.
[2] Séc: là lệnh trả tiền do chủ tài khoản lập theo quy định của pháp luật và theo mẫu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc.
[3] Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi: là phương tiện thanh toán do người trả tiền lập theo mẫu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, gửi cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam nơi người trả tiền mở tài khoản, yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
[4] Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu: là phương tiện thanh toán do người thụ hưởng lập theo mẫu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, gửi cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam uỷ thác thu hộ một số tiền nhất định.
[5] Các phương tiện thanh toán khác như thẻ ngân hàng, hối phiếu, lệnh phiếu... theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, đồng Pi Network không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do đó, mọi hành vi sử dụng Pi để thanh toán có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự tùy mức độ theo quy định của pháp luật.
Giá Pi Network hiện nay khi lên sàn là bao nhiêu? Pi Network có phải là phương tiện thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt kinh doanh giao dịch thanh toán bằng tiền ảo là bao nhiêu theo quy định?
Căn cứ khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về hoạt động thanh toán quy định như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
...
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Hoạt động không đúng nội dung chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
...
Đồng thời, căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...
Theo đó, đồng Pi network không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, khi có hành vi sử dụng tiền ảo Pi Network để giao dịch thanh toán (chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự) thì bị xử phạt với mức phạt tiền như sau:
[1] Từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với người vi phạm là cá nhân.
[2] Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với người vi phạm là tổ chức.
Chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia như sau:
[1] Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
[2] Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
[3] Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
[4] Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.
Xem thêm: Khi nào Pi Network lên sàn? Giá niêm yết của Pi Network khi lên sàn là bao nhiêu?
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];